Mất con – Nỗi sợ lớn nhất của ba mẹ

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cứ trung bình mỗi ngày khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử. 

Như vậy mỗi ngày có khoảng 3.000 người mẹ mất con. Nhưng thực tế con số này còn cao hơn gấp hàng trăm lần. Mất con không có nghĩa là con không còn sống nữa mà con hiện hữu trước mắt bằng xương bằng thịt mà coi như đã chết. Đó là khi chúng ta mất sự kiểm soát với trẻ, mất kết nối với trẻ cả trong hành động và trong suy nghĩ. Điều này thậm chí còn đau xót và bất an hơn cái chết về thể xác.

Lằn danh của việc nuôi dạy thành công một đứa trẻ và sự mất kiểm soát với chúng là rất mong manh. Chưa bao giờ ba mẹ mang chung một nỗi lo sợ mất con như trong thời đại này. Có đến trên 90% các ba mẹ được hỏi cho rằng nỗi sợ lớn nhất của họ là mất con.

Vậy biểu hiện của những đứa trẻ đó như thế nào?

Thách thức chống đối

  • Chúng làm vô số việc ngang ngược, đi ngược lại quy tắc thông thường. Thực hiện các hành vi hung tính như đánh bạn, đánh bất cứ người nào mà không thỏa mãn chúng.
  • Chán học, thậm chí bỏ học, vô lễ, chống đối, luôn kiếm cớ gây gổ. Sử dụng các chất gây nghiện một cách lén lút, có khi là công khai.
  • Thường xuyên nói dối, giao du với đám bạn xấu.
  • Nghiện game mà ba mẹ không thể kiểm soát được.

Rối loạn cảm xúc

  • Vui buồn thất thường, cáu gắt, hưng phấn thái quá.
  • Hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm… gây nên những hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích cho mình. Bạn đã đọc “Bà mẹ trải lòng vì con bị rối loạn hành vi, cảm xúc” chưa? Click ngay.

Rối loạn hành vi:  

  • Các em bị suy giảm khả năng học hành bất thường. Căng thẳng, dễ bực dọc, đôi lúc tỏ ra hỗn láo với người lớn. 
  • Có khi mất ngủ, đứng ngồi không yên; có những hành vi bất thường như bỏ nhà ra đi, gây hấn với người khác.

Trầm cảm: 

Ở Việt Nam, kết quả khảo sát của Dự án hợp tác quốc tế với tên gọi “Chăm sóc sức khỏe tâm thần HS trường học tại Hà Nội” năm 2015 cho thấy có 19,46% HS độ tuổi từ 10-16 gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần; trong số 21.960 thanh thiếu niên được phát hiện, 3,7% số em có rối loạn hành vi.

Nỗi lo sợ mất con là tâm lý dễ hiểu của các bậc cha mẹ, nếu bố mẹ bất lực và muốn buông bỏ, hãy chia sẻ với chúng tôi, Braincare sẵn sàng lắng nghe và đưa cho bạn những giải pháp tốt nhất!

Trong xã hội hiện đại khi mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì nỗi sợ mất con lại càng thường trực ở các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi học đường. Có một thực tế là tỉ lệ trẻ em mắc các vấn đề về tâm lý học đường tăng lên theo từng năm và chiếm tỉ trọng lớn trong thanh thiếu niên. Vấn nạn bạo lực học đường, bỏ học, trầm cảm, nghiện chất, nghiện game, tự tử đang trở thành trào lưu trong giới trẻ và là nỗi nhức nhối của toàn xã hội.

Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này

Tâm sinh lý thay đổi:

  • Vị thành niên là giai đoạn phức tạp, khó khăn nhất của đời người. Nếu giai đoạn 0 – 12 tuổi chúng ta vẫn có thể tác động đến chúng về hành xử, nhận thức thì đến giai đoạn sau đó 12 – 19 tuổi chúng đã dần tách ra khỏi bố mẹ, xây dựng cho mình tư duy độc lập.

Sinh lý biến đổi:

  • Ở giai đoạn này cơ thể, sinh lý của trẻ có sự thay đổi mạnh mẽ. Đã xuất hiện những dấu hiệu của người trưởng thành trên cơ thể chúng, hoocmon sinh dục phát triển. Điều đó gây ảnh hưởng sâu sắc về mặt tâm lý cho trẻ. Chúng có rất nhiều tò mò về giới tính, thường có xu hướng thân với các bạn cùng giới để cùng nhau chia sẻ những khúc mắc của tuổi dậy thì. Lúc này ba mẹ lơ là không quan tâm đến những biến đổi sinh lý của con, cũng như đóng vai trò như người bạn tâm tình những bí mật thầm kín của con sẽ dẫn đến việc trẻ hoang mang, hoảng hốt đi cầu cứu sự giúp đỡ của bên ngoài hay tham khảo những nguồn thông tin không chính thống trên mạng xã hội. Dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc.

Não bộ chưa phát triển hoàn thiện:

  • Cơ thể có sự thay đổi nên trẻ ngộ nhận mình đã trở thành người lớn. Nhưng nghịch lý ở chỗ não bộ của trẻ chưa hoàn thiện. Thùy não trước – nơi kiểm soát cảm xúc của trẻ chưa hoàn thiện dẫn đến việc trẻ thường không làm chủ được cảm xúc và tự điều chỉnh hành vi, dễ kích động.

Nhận thức và trải nghiệm còn non yếu:

  • Co nên dẫn đến việc trẻ nhận thức vấn đề một cách lệch lạc, thường cực đoan hóa. Thời kỳ này mối bận tâm lớn nhất của trẻ là vấn đề của cá nhân và bạn bè xung quanh. Người có tác động lớn nhất với trẻ không phải là ba mẹ mà là bạn bè và thần tượng. 

Tác động của môi trường:

  • Ngoài những nguyên nhân đặc thù về tâm sinh lý lứa tuổi. Còn phải kể đến tác động của môi trường. Có thể nói đứa trẻ là kết quả của môi trường mà nó đang sống đặc biệt chịu ảnh hưởng trực tiếp của gia đình và nhà trường. Những đứa trẻ sống trong gia đình không hạnh phúc, thường xuyên bị bạo hành, lạm dụng , thờ ơ, bỏ mặc, thiếu tình yêu thương sẽ trở nên vô cảm, dễ vướng vào hành vi sai trái, phạm pháp. “Mẹ ơi con muốn nói“, đọc ngay.
  • Nhà trường nơi giáo dưỡng trẻ cả về trí tuệ và tâm hồn nhưng cũng có thể lại trở thành địa ngục trần gian của trẻ khi không tạo ra được không khí ấm áp, chia sẻ, môi trường sư phạm đích thực. 
  • Áp lực học tập đè nặng lên những đứa trẻ đang tuổi lớn, tuổi khám phá. Nạn bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn hủy boại những thế hệ tương lai của đất nước.
  • Sự lên ngôi của thế giới ảo: Khi mối quan hệ giao tiếp của con người là không giới hạn cũng là khi kết nối ảo chiếm chỗ cho những kết nối thật. Hệ lụy của nó là sự rạn vỡ trong các mối quan hệ cơ bản của con người nói chung và thanh thiếu niên nói riêng như quan hệ giữa ba mẹ và con cái, thầy và trò, bạn bè, đồng nghiệp. Vấn nạn như bạo lực học đường, nghiện intrernet… cũng từ đây mà nảy sinh. Dẫn đến những căn bệnh trầm khác như lo âu học đường, sang chấn tâm lý, trầm cảm…
  • Tất cả những áp lực trên khiến những đứa trẻ đang lớn bùng nổ về mặt cảm xúc, cũng như dễ gây ra những tổn thương sâu sắc về mặt tâm lý. Mong cầu vượt xa nhận thức và trải nghiệm của trẻ làm chúng dễ thất bại, chán nản và lạc hướng. Nhiệm vụ của cha mẹ là đồng hành và dẫn dắt để con trở về đúng quỹ đạo nếu không muốn mất con mãi mãi.
  • Bạn có biết: “Đánh lạc hướng tâm trí khỏi suy nghĩ lo âu“.

Giải pháp

  • Lắng nghe trẻ: Không chỉ trích, không phán xét.
  • Làm lơ những cảm xúc tiêu cực của con. Làm lơ không có nghĩa là không để ý đến chúng mà không phũ phàng hay vội vàng ngăn chặn những cảm xúc bùng nổ của con. Chỉ là chúng ta chọn thời điểm khác để nói cho con hiểu điều đó không đúng.
  • Tin tưởng con.
  • Hướng con tham gia hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện.
  • Chú ý đến hành vi tốt phải được ghi nhận khen ngợi kịp thời.

Các phương pháp chúng tôi nêu trên có thể áp dụng cho tất cả các phụ huynh có con trong độ tuổi học đường. Nhưng nếu trẻ gặp các vấn đề về rối nhiễu tâm lý, phá phách chống đối… kéo dài từ 6 tháng trở lên nhất thiết phải được thăm khám điều trị bởi các chuyên gia tâm lý. Với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm tận tình chăm sóc, đồng hành và đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp giải quyết tận gốc rễ vấn đề của bạn. 

Bố mẹ đã bao giờ có suy nghĩ “Bướng thật đấy, mẹ vẫn tin tưởng con”. Tìm hiểu ngay.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo