Cảnh báo đỏ

  • Mới đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận chứng nghiện Internet trong đó có nghiện game là một dạng rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt. 
  • Theo một nghiên cứu mới đây, có tới 70% số đối tượng thích chơi game mang tính bạo lực, trong đó có 25% nghiện game nặng, tức là mỗi ngày nếu các em không được chơi game từ 1 – 3 giờ thì không thể  chịu được.
  • Nam giới thường chơi game nhiều hơn nữ giới (Henry, 2002).

  • Tới thời điểm này số lượng người chơi game đã tăng lên chóng mặt. Nếu năm 2008, Việt Nam chỉ có khoảng 1,5 triệu người chơi game thì đến năm 2011,11 triệu người chơi. Theo báo cáo điều tra quốc gia về Vị Thành Niên và Thanh Niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) thì có đến 38% trẻ vị thành niên sử dụng thời gian rảnh rỗi vào việc chơi game.

Các biểu hiện của nghiện game

  • Khó kiểm soát mức độ chơi game (như tần suất, cường độ, thời gian, bối cảnh); thậm chí mất kiểm soát đối với việc chơi game. 
  • Ưu tiên chơi game hơn các hoạt động thường ngày khác.
  • Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực.
  • Cảm xúc bất ổn: Mang cảm xúc khi chơi ra ngoài đời thực, tức giận, đập phá đồ… khi không được chơi.
  • Mất hứng thú và những sở thích: Không còn những hào hứng trong các lĩnh vực khác như âm nhạc, thể thao, thậm chí không còn quan tâm đến việc học tập, trốn học để chơi game.
  • Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.

Các biểu hiện của nghiện game

  • Khó kiểm soát mức độ chơi game (như tần suất, cường độ, thời gian, bối cảnh); thậm chí mất kiểm soát đối với việc chơi game. 
  • Ưu tiên chơi game hơn các hoạt động thường ngày khác.
  • Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực.
  • Cảm xúc bất ổn: Mang cảm xúc khi chơi ra ngoài đời thực, tức giận, đập phá đồ…khi không được chơi.
  • Mất hứng thú và những sở thích: Không còn những hào hứng trong các lĩnh vực khác như âm nhạc, thể thao, thậm chí không còn quan tâm đến việc học tập, trốn học để chơi game.
  • Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.

Nguyên nhân dẫn đến nghiện game

Nguyên nhân trực tiếp:

  • Cảm giác thỏa mãn sau khi đánh thắng game do não bộ tiết ra chất gây hưng phấn.
  • Nhu cầu làm chủ bản thân, được hành động tùy thích khi chơi game.
  • Những xung đột tâm lý trong tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân dẫn đến nghiện game như: thích thể hiện cái tôi cá nhân nhưng không được gia đình ủng hộ, cảm giác cô đơn, bất mãn trong cuộc sống.

Nguyên nhân gián tiếp:

  • Sự thiếu quan tâm, chia sẻ của bố mẹ, gia đình khiến trẻ em nghiện game ngày càng nhiều.
  • Sự thiếu hụt không gian lành mạnh khiến trẻ em không có môi trường vui chơi giải trí lành mạnh, không có khoảng thời gian được chơi đùa, quan tâm và không có người bên cạnh để đồng hành.

Hậu quả của việc nghiện game

Về mặt sức khỏe:

  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc giảm cân, sức khỏe giảm sút.
  • Rối loạn hoạt động tâm thần vận động.
  • Rối loạn trí nhớ.

Về mặt tinh thần:

  • Thường xuyên có cảm giác cô đơn, bức bối khó chịu và bị trầm cảm, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi.
  • Nhận thức sai về giá trị sống: Quá chìm đắm trong một trò game online khiến những hình ảnh trong game in sâu vào suy nghĩ, thậm chí các em coi đó là định hướng cho cuộc sống của mình.
  • Ảo tưởng hoặc đa nhân cách nếu người chơi nhập vai quá mức. Sự ảo tưởng có thể dẫn đến những hành vi kinh khủng, quái đản trong quan hệ cộng đồng và có xu hướng hung hăng, bạo lực hơn, có thể xuất hiện những hành vi tự tử, cuồng sát vì game.
ben-trong-trung-tam-cai-nghien-internet-tai-trung-quoc-2

Về mặt xã hội:

  • Các quan hệ trong cuộc sống trở nên tẻ nhạt và khó khăn.
  • Sự giảm sút giao lưu với bạn bè xung quanh, ít quan tâm đến đời sống gia đình.
  • Bỏ bê việc học tập và các công việc hàng ngày, trẻ em học hành sa sút học hành, người lớn thậm chí có thể mất việc và tan vỡ các mối quan hệ xã hội.

Các phương pháp "cai nghiện" game, internet

Trước tiên bạn không được chủ quan và coi thường hội chứng nghiện game, nghiện internet. Có rất nhiều phương pháp điều trị nghiện game, internet, bao gồm các biện pháp trị liệu khác nhau, sử dụng thuốc hoặc thay đổi lối sống.

Trị liệu tâm lý: Gặp các chuyên gia tư vấn. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả và được nhiều cha mẹ lựa chọn để trị liệu cho con nhất. Chuyên gia BrainCare sẽ là đi tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và giải quyết tận gốc những vấn đề mà các em đang gặp phải.

Trị liệu sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Chơi thể thao nhiều hơn, ăn ngủ đúng giờ…

 Tham vấn & Trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Contact Me on Zalo