Nới lỏng nhưng đừng buông tay

Bạn nghĩ sao khi con của mình ngỏ lời muốn xin ra ở riêng khi vừa tròn 18 tuổi. Có thể sẽ có 2 luồng ý kiến khác nhau. Một bên cho rằng: 18 tuổi con chưa đủ chín chắn để sống 1 mình, bao nhiêu thứ phải lo như ăn uống, ốm đau, đi lại, nhiều mối nguy hiểm,… tất cả những nỗi lo đó là rào cản ngăn cấm việc con ra ở riêng của các bậc làm cha làm mẹ. Đó cũng là nỗi lo chính đáng phải không?

Song, chúng ta không thể phủ nhận ý kiến của những phụ huynh khác “18 tuổi có thể cho con sống độc lập được rồi, sống riêng sẽ giúp con rèn sự độc lập, rèn khả năng quản lí thời gian, tiền bạc của chính mình, giúp con thấu hiểu được sự vất vả của bố mẹ hơn. Miễn sao con và bố mẹ vẫn sẽ kết nối với nhau, bố mẹ không bỏ mặc con là được”. Vậy như nào là kết nối với con tuổi teens đúng nghĩa? 

Ở đây tôi không phán xét bên nào đúng bên nào sai, những theo quan điểm cá nhân, ngay cả khi những đứa con tuổi teens muốn độc lập, tách rời khỏi cha mẹ thì các con vẫn cần kết nối. Kết nối khi con cần giúp đỡ hay đơn giản kết nối cả khi các con nói“vẫn ổn”.    

Nhưng cũng không có nghĩa là ta kết nối với con theo cách như khi con mới học lớp 2 được. Kết nối ở đây không có nghĩa là cha mẹ ép buộc con, bắt con phải làm như này như kia hoặc quan tâm một cách quá giới hạn, xâm phạm đến quyền riêng tư của con.

Bạn có tin: Bà mẹ dọa “kiện con” đang trong thời kì khủng hoảng.

Tôi nhớ đã từng nghe người chị kể lại câu chuyện của chị và cô con gái tuổi teens của mình:  

  • Con có chuyện gì hay ho tâm sự với mẹ không?
  • Mọi thứ vẫn thế mẹ.
  • Con có chuyện gì thế?
  • Không có gì cả đâu mẹ.

Một câu chuyện giữa mẹ và con chỉ kéo dài vỏn vẹn trong vòng 10 giây đồng hồ, rõ ràng con đã gửi đi một thông điệp rằng cuộc trò chuyện đã kết thúc trước khi nó kịp bắt đầu. Chắc hẳn nhiều mẹ sẽ bất lực và không biết bắt đầu từ đâu để có thể giao tiếp được với con mình lâu hơn.

Click ngay nếu “tôi không biết làm thế nào để nói chuyện với con tôi”

Bố mẹ đừng mong con cái sẽ là bản sao 100% như những gì bố mẹ mong muốn. Có nhiều bậc cha mẹ kì vọng quá cao ở con, bắt con phải sống theo suy nghĩ va quyết định từ mình. Những việc làm đó có thể sẽ đưa lại được những giá trị trước mắt như con luôn đứng đầu lớp, con ngoan, con được đi thi nhiều cuộc thi lớn,… nhưng vô hình ẩn sâu trong đó là những vết thương tâm lý dồn nén trong con. Trầm cảm, ương bướng, sa vào tệ nạn,.. có chứ! Chính vì thế, bố mẹ cần thay đổi kỳ vọng và sáng tạo hơn trong việc kết nối với con. Bố mẹ cần cho con biết dù sống chung hay ở riêng, con vẫn là con của bố mẹ, con cần phải giữ vững được những nguyên tắc trong gia đình. Có thể, đó là những kỳ nghỉ gia đình, đi xem phim cuối tuần. Nói chung chúng ta nên bám vào những thứ tạo ra kỷ niệm và khiến con cảm thấy gần gũi hơn. Đừng để việc áp đặt làm cảm trở trong việc kết nối với con tuổi teens bố mẹ nhé!

Điều quan trọng cần nhớ là khi làm cha mẹ teens, chúng ta phải chấp nhận con có thể không muốn kết nối với chúng ta bất cứ lúc nào, nhưng chúng lại có thể muốn nói chuyện với một người lớn khác. Con không thích nói chuyện với mẹ nhưng cô giáo có thể cùng con chia sẻ, tâm sự hàng tiếng đồng hồ.Chính vì thế, chúng ta cần tạo mối liên hệ với những người có thể nói chuyện được với con như ông bà, thầy cô, bạn bè,… để thông qua cầu nối đó mình sẽ hiểu con hơn, có hướng tiếp cận sáng tạo, phù hợp hơn.

Để kết nối với con tuổi teens không đơn giản trong ngày một ngày hai, ngược lại, nó đòi hỏi một “khoản đầu tư” có tính dài hạn. Nó không chỉ giúp con vượt qua những thách thức của tuổi teens mà con còn có thể mang những ký ức và kỹ năng cảm xúc phong phú này tới khi con trưởng thành. Kiên trì, cố gắng đến một lúc nào đó teen sẽ nhận ra và trân trọng những giây phút được kết nối với gia đình.

Đọc thêm: Nếu không biết điều này, mẹ teen có thể đánh mất con mình.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo