Nếu không biết điều này, mẹ teen có thể đánh mất con của mình

Bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến con bạn vô cùng lo lắng. Bé bắt đầu có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác với bạn khác giới. Vậy bố mẹ nên đồng hành cùng con như thế nào để trẻ dễ dàng vượt giai đoạn “ẩm ương” này và dậy thì thành công?

Khi bước vào tuổi dậy thì, một đứa trẻ sẽ dần thay đổi và tiếp tục phát triển về thể chất, nhận thức và cảm xúc để trở thành một người lớn thực thụ. Hiểu về những dấu hiệu và cả nguyên nhân của nó sẽ giúp bố mẹ kiên nhẫn đồng hành cùng con trải qua tuổi dậy thì nhiều biến động.

Sự thay đổi về mặt sinh học khi trẻ tuổi teen dậy thì

 

Sự thay đổi thú vị về cơ thể con gái tuổi dậy thì

  • Tương tự như bộ não, cơ thể và sự phát triển về mặt sinh học của trẻ tuổi teen có những đặc điểm của người trưởng thành nhưng lại chưa hoàn thiện về mặt chức năng cũng như kiến thức. Điều này dễ dẫn đến những sai lầm hoặc chăm sóc không đúng gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và cuộc sống gia đình sau này.
  • Tuổi dậy thì được bắt đầu khi tuyến yên được kích thích để sản sinh ra hormone sinh dục testosterone ở trẻ nam. Ở bé gái sẽ bắt đầu có hormone sinh dục nữ là estrogen và progesteron. Những yếu tố này dẫn đến sự phát triển về cơ thể khác biệt rõ ràng giữa bé trai và bé gái. Bộ phận sinh dục nam và nữ trong giai đoạn dậy thì đã phát triển nhưng chức năng và vai trò chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó tâm lý và khả năng tự đánh giá các nguy cơ ở trẻ tuổi teen chưa tốt nên bố mẹ cần đồng hành để tư vấn và định hướng cho con.
  • Ngoài ra, trẻ nam sẽ vỡ giọng còn trẻ nữ sẽ phát triển kích thước ngực. Ở cả hai giới đều phát triển tuyến lông và tuyến mồ hôi. Hormon tuyến giáp cũng đóng vai trò giúp xương của trẻ tuổi teen tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì nên con sẽ tăng chiều cao nhanh và đạt chiều cao tối đa khi kết thúc tuổi dậy thì. Những thay đổi này khiến trẻ tuổi teen bối rối khi mình thay đổi quá nhanh. Điều bố mẹ nên làm là trấn an, động viên và trò chuyện cùng con sớm để nhận biết những dấu hiệu bình thường cũng như bất thường trong giai đoạn dậy thì.

Hướng dẫn cha mẹ tự cắt tóc cho bé trai đơn giản tại nhà - Quantrimang.com

Những thay đổi về mặt cảm xúc khi trẻ tuổi teen dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ tuổi teen sẽ có rất nhiều những thay đổi về mặt cảm xúc, tò mò giới tính, nhu cầu phát triển các mối quan hệ thân thiết mới, hình thành cái tôi cá nhân và gia tăng trách nhiệm.

  • Tính độc lập của trẻ: Từ một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ, ở tuổi dậy thì trẻ thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hành động. Trẻ muốn được tham gia ý kiến và đưa ra các quyết định trong các vấn đề của mình. Tính độc lập của trẻ cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi, ví dụ ở độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi trẻ bắt đầu có xu hướng tách khỏi cha mẹ, ít tham gia các hoạt động cùng cha mẹ, miễn cưỡng chấp nhận lời khuyên của cha mẹ.
  • Quan tâm đến hình ảnh cơ thể: Đây là thay đổi rất căn bản, vì ở tuổi dậy thì trẻ tò mò với những thay đổi trên cơ thể mình, muốn tìm hiểu cấu tạo cơ thể, sự khác biệt giới tính và bắt đầu có nhu cầu làm đẹp theo từng giai đoạn tuổi khác nhau. Từ 10 đến 13 tuổi trẻ bắt đầu quan tâm đến bản thân và những thay đổi trong quá trình dậy thì. Dễ lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể hoặc hay so sánh mình với những bạn cùng trang lứa.
  • Quan hệ với bạn bè: Mở rộng quan hệ xã hội, chơi theo nhóm bạn và chịu ảnh hưởng của nhóm bạn cùng chơi. Thay đổi cần chú ý nhất trong quan hệ bạn bè đó là giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi trẻ bắt đầu chơi với những nhóm bạn khác giới, bắt đầu có quan hệ lãng mạn, hẹn hò và thử nghiệm tình dục.
  • Thay đổi về nhận thức: Đây là giai đoạn tích lũy nhanh và mạnh các kinh nghiệm, kỹ năng sống và khả năng tư duy, phân tích những tình huống ngày một phát triển. Ví dụ như khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân với những người khác, chỉ số thông minh và sáng tạo tăng nhanh trong giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi. Đặc biệt đề cao giá trị bản thân nên dễ dẫn đến hành vi, nguy cơ tự tử, trầm cảm, nghiện thuốc…
  • Chính những sự thay đổi hormone trong giai đoạn này khiến trẻ tuổi teen có nhiều cảm xúc phức tạp vì sự phát triển quá mức và cùng lúc của cơ thể cũng như các bộ phận sinh dục nhưng trải nghiệm sống chưa có nhiều. Đồng thời chính sự bốc đồng và muốn thể hiện mình do những tác động từ sự phát triển bộ não cũng khiến trẻ tuổi teen có xu hướng tò mò cơ thể, tò mò giới tính và ra những quyết định bồng bột ảnh hưởng đến tương lai. 

Click ngay: Bạn đừng “sốc” khi được hé lộ “chìa khóa” tuổi teen

Gợi ý những việc bố mẹ nên làm để đồng hành cùng con trước những thay đổi tâm sinh lý của tuổi dậy thì

Tuy sự thay đổi cơ thể và hormone tác động khá lớn nhưng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý trong giai đoạn dậy thì của trẻ tuổi teen. Nếu bố mẹ có sự chuẩn bị tâm lý tốt để đồng hành cùng con thì những mâu thuẫn và cả áp lực của gia đình cũng giảm bớt. Sau đây là một số gợi ý bố mẹ có thể làm để tuổi dậy thì là một trải nghiệm đáng nhớ:

Con gái đến tuổi dậy thì: Cách ứng xử thông minh nhất của cha mẹ

  1. Trò chuyện trước cùng con về những thay đổi thể chất

Khi có sự chuẩn bị trước về tâm lý và cả kiến thức thì trẻ tuổi teen sẽ đối diện với giai đoạn dậy thì của mình nhẹ nhàng hơn thay vì hoang mang, lo lắng và thiếu kỹ năng. Phụ huynh nên trò chuyện cùng con từ trước khi con có những dấu hiệu dậy thì đầu tiên. Ví dụ như bố mẹ có thể nói cho con về những thay đổi của cơ thể và cách chăm sóc như:

  • Chiều cao tăng lên (con cần ăn uống đủ chất và tập thể dục để hỗ trợ tăng chiều cao trong giai đoạn này)
  • Tuyến lông và mồ hôi phát triển (con không nên sợ hãi, lo lắng mình khác người mà nên chăm sóc cơ thể, vệ sinh sạch sẽ) 
  • Bộ phận sinh dục (nam và nữ) phát triển nhưng chưa hoàn thiện nên cần chăm sóc chứ không phải là cần “sử dụng” nó ngay
  • Có kinh nguyệt ở bé gái (con cần được hướng dẫn sử dụng băng vệ sinh).

Một gợi ý nhỏ là cách nói chuyện của bố mẹ nên nhẹ nhàng, rõ ràng và không xấu hổ để con cảm thấy an tâm. Khi có bước đệm này thì con sẽ có kỹ năng tốt hơn đồng thời thiết lập niềm tin để con chia sẻ những rắc rối sau này.

  1. Bố mẹ dạy con gọi tên cảm xúc và cách tìm sự trợ giúp khi cần thiết

Tuổi dậy thì khiến trẻ tuổi teen có nhiều cảm xúc mới và cả căng thẳng, áp lực trong khi kinh nghiệm sống chưa nhiều nên rất cần bố mẹ hướng dẫn, tôn trọng và đồng hành.

Một đứa trẻ nếu được chấp nhận mọi cảm xúc và biết cách gọi tên các rắc rối ngay từ sớm sẽ có xu hướng đối diện và kiểm soát tốt hơn. Bố mẹ có thể dạy con về cảm xúc vui, buồn, tức giận, thất vọng, … và cách để giải phóng hoặc điều hướng một cách tích cực (như hít thở sâu, đấm vào gối, viết ra giấy, vẽ, nhảy … Tuy nhiên mấu chốt là sau khi cảm xúc đã dịu lại con cần trò chuyện với bố mẹ hoặc người lớn để giải quyết triệt để).

Điều này không có nghĩa là dung túng cho con. Những cảm xúc tiêu cực thì dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều có, điều quan trọng là mình chấp nhận nó, học cách kiểm soát một cách lành mạnh và giải quyết tận gốc vấn đề. Ngoài ra một đứa trẻ không biết nói ra hoặc không biết cách tìm người trợ giúp cho các vấn đề của mình rất dễ dẫn đến các hành động nông nổi khi suy nghĩ của con chưa đủ chín chắn.

  1. Tăng cường kết nối chất lượng trong gia đình

Củng cố sợi dây liên kết trong gia đình là những việc mỗi gia đình nên tạo thói quen từ sớm và cần đặc biệt chú trọng khi trẻ bước vào tuổi dậy thì vì đây là thời kỳ con cần học cách độc lập trong suy nghĩ và hành động nhưng vẫn phải gắn với gia đình về mặt tình cảm. Một số việc mà cả gia đình có thể tham gia như:

  • Phân công việc nhà một cách công bằng,
  •  Họp gia đình vào mỗi tối cuối tuần bằng việc trò chuyện về các hoạt động trong tuần, chơi trò chơi tập thể, đọc sách cùng nhau…
  • Đi chơi xa cùng nhau định kỳ mỗi cuối tuần, hàng tháng. 

Trẻ tuổi teen khi bước vào giai đoạn dậy thì có rất nhiều thay đổi và áp lực. Điều này cũng ảnh hưởng đến cách hành xử và cả cảm xúc của con. Một sự chuẩn bị tốt về tâm lý, kiến thức chuẩn và tấm lòng rộng mở của cha mẹ khi con bước vào tuổi teen sẽ đem lại những lợi ích rất lớn cho trẻ và cả gia đình. Hãy để giai đoạn dậy thì nhiều biến động diễn ra nhẹ nhàng bằng sự nhân từ và kiên nhẫn đồng hành của bố mẹ.

Đánh giá trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

6 thoughts on “Nếu không biết điều này, mẹ teen có thể đánh mất con của mình

  1. Pingback: Có phải tuổi teen cứ bốc đồng là gây tội – Braincare

  2. Pingback: Tự ngược đãi bản thân - Trào lưu hay hội chứng? - Braincare

  3. Pingback: Còn trẻ quá... nhưng sao em đã tự tử - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

  4. Pingback: Con bạn bị rối loạn hành vi, cảm xúc - Bạn có biết? - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

  5. Pingback: Li dị với tình bạn, chia tay với tình yêu - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

  6. Pingback: Các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ sơ sinh đến vị thành niên - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo