Click ngay, nếu “Tôi không biết làm thế nào để nói chuyện với con tôi”

Có một sự thật mà rất nhiều cha mẹ từng chia sẻ đó là “Tôi không biết làm thế nào để nói chuyện với con tôi”. Họ nghĩ sau khi nuôi con mười mấy năm, họ sẽ có thể tiếp tục kiểm soát được tình hình nhưng thực tế là lôi kéo con vào một cuộc trò chuyện khó khăn hơn họ tưởng rất nhiều. Vậy đã bao giờ bố mẹ thay vì cứ chạy đi tìm kiếm một phương pháp hay cách giải quyết mà tự mình suy ngẫm và đặt ra cho mình những câu hỏi để trả lời xem sao. Khi tự đặt ra những câu hỏi cho mình và suy ngẫm, cha mẹ có thể tiến tới thay đổi sâu sắc cách giao tiếp với đứa con tuổi teen của mình.

Chẳng hạn, hãy tự hỏi Liệu chúng ta đã hiểu và chấp nhận sự khác biệt giữa nuôi dạy những đứa trẻ nhỏ và những đứa trẻ tuổi teen?

Sự khác biệt giữa nuôi dạy những đứa trẻ nhỏ và những đứa trẻ tuổi teen

  • Khi trẻ bắt đầu tới tuổi thiếu niên và có những thay đổi khác lạ so với chính chúng trước đó, phong cách giao tiếp của cha mẹ cũng cần phải thay đổi theo. 

  • Khi còn nhỏ, chúng ta kiểm soát phần lớn cuộc sống của con cái và phong cách trò chuyện theo thói quen là đưa ra những mệnh lệnh. Tuy nhiên, khi tới tuổi thiếu niên, nếu vẫn tiếp tục ra mệnh lệnh, cha mẹ sẽ mắc kẹt trong đó. 

  • “Ra khỏi giường đi” hoặc “Đừng có về muộn đấy” vẫn là cần thiết nhưng nếu đó là “tất cả” những gì bạn đang giao tiếp với con mình thì khả năng nó không tác động được tới con và thiếu sự kết nối là hoàn toàn bình thường. 

  • Điều quan trọng giờ đây là chúng ta phải thoát ra khỏi những đoạn độc thoại “làm như bố/mẹ nói ngay” và cằn nhằn về con. Trong giai đoạn này của cuộc đời, trẻ teen không muốn cảm thấy bị kiểm soát, mà thay vào đó, con cần cảm thấy CÓ GIÁ TRỊ. 

  • Nếu chúng ta thực sự mong muốn có một mối quan hệ chặt chẽ với con, đã tới lúc chúng ta cần tiếp cận một phong cách làm cha mẹ mới: CHIẾM LẤY TRÁI TIM CỦA CON. 

  • Chúng ta sẽ cần một quá trình để tạo ra một “mối quan hệ” theo hướng này, tiếp đó phải thay đổi cách chúng ta trò chuyện và rồi chờ đợi con mình tiết lộ những gì THỰC SỰ ĐANG DIỄN RA trong đầu chúng.
  • Con sẽ không thờ ơ nếu chúng ta thực sự nhiệt tâm.
  • Một cậu con trai tảng lờ cha mẹ có thể đang tuyệt vọng vì tìm kiếm sự chú ý. Một cô con gái im lặng trong bữa cơm chẳng nói gì có thể đang tuyệt vọng vì tìm kiếm sự  chia sẻ.
  • Đừng mắng con “Mày không có miệng à, suốt ngày chẳng nói chẳng rằng” hay “Nhìn thấy người lớn mà không chào, cư xử kiểu gì thế?”.
  • Sẽ không có thiếu niên nào muốn chia sẻ với người mà dường như không quan tâm tới cảm xúc và cảm giác của chúng. 

 Teen lo lắng, dễ gặp nguy hiểm và căng thẳng nhiều hơn bố mẹ nghĩ

  • Có nhiều cha mẹ hỏi mình điều gì sẽ xảy ra với sự gắn bó ở tuổi vị thành niên? Tại sao đôi khi ta có cảm giác như con không cần chúng ta nữa? Rồi có lúc lại thấy con cần sự quan tâm của chúng ta, như một đứa trẻ?

  • Điều này thật ra rất tự nhiên. Thiếu niên giống như một người đang đứng trước một cánh cửa mở, đằng sau là gia đình cha mẹ, phía trước là thế giới. Thế giới rộng lớn phía trước chứa đầy những thách thức và cạm bẫy. Con muốn bước ra đấy và điều đó thật đáng sợ. Dường như mọi thứ đều trên vai con, đầy thử thách và lắm trở ngại nhưng con chưa thực sự biết cách sống thế nào nếu bước ra ngoài đó.

  • Sự bấp bênh và quá tải đó khiến con muốn có người giúp đỡ, muốn thông cảm và an ủi. 

    Phương pháp giao tiếp với con tuổi Teen

Sẽ rất tốt nếu cha mẹ có thể đủ linh hoạt trong những năm này: không đeo bám con, không kiểm soát mọi bước đi nhưng cũng không từ chối hỗ trợ. 

Bởi vậy, muốn nói chuyện được với con, trước hết hãy thuyết phục con 3 điều:

  • Rằng con cực kỳ quan trọng đối với mình
  • Rằng mình quan tâm tới ý kiến và nguyện vọng của con
  • Và rằng mình thấy, mình yêu một “người lớn” mà con đang dần trở thành (kể cả khi con gặp rắc rối hay phạm sai lầm trên đường đi).

Đặt nền móng cho giao tiếp hiệu quả bằng cách khẳng định và thừa nhận con trước tiên! Cho con thấy mình luôn là hậu thuẫn dù con có làm sai. Hãy khen ngợi một cách cụ thể và cố gắng khen ngợi về nỗ lực và đặc điểm tính cách thay vì chỉ tập trung vào thành tích. Biến việc hỏi ý kiến con thành thói quen và luôn luôn đối xử với ý kiến đó một cách tôn trọng, dù bạn có thể không đồng tình.

Điều này – cũng như bất kỳ ở độ tuổi nào khác – đòi hỏi cha mẹ phải bình tĩnh, có nguyên tắc riêng. Nếu không, chính cha mẹ cũng bị lo lắng, sợ hãi, cô đơn và già cỗi gặm nhấm. Nếu cha mẹ có sức mạnh, có chút hài hước để duy trì sự giao tiếp nồng ấm, tin cậy… thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn đối với chính mình và con cái. 

Hãy nhớ lại mình khi là một thiếu niên? Bạn mong muốn điều gì nhất ở người lớn?

  • Với mình, đó là: được ngồi xuống nói chuyện và tâm sự một cách bình đẳng với cha mẹ.

Quản lý trẻ trên internet: giám sát con cái hay tự phòng vệ? - Dịch vụ Thám  tử Tâm Phúc

  • Trẻ tuổi teen rất mong manh nên cha mẹ cần đồng hành với con. Đứa trẻ tuổi teen về ngoại hình khá cao lớn, thậm chí cao lớn hơn bố mẹ, thế nhưng bên trong nó vẫn là một đứa trẻ, vì vậy bố mẹ cần sát cánh bên con.

  • Có thể con bướng bỉnh quát lại bố mẹ, gây khó chịu với bố mẹ, không cho bố mẹ tìm hiểu câu chuyện của con. Đó thực ra là giai đoạn con đang trưởng thành nhưng con không biết làm thế nào. Trong trường hợp này, bố mẹ cần tiếp tục đồng hành với con, bố mẹ phải chấp nhận cảm xúc khó chịu đó của con chứ đừng vì thế mà dằn dỗi, ghét bỏ hay buông xuôi với con.

  • Đặc biệt, bố mẹ cần làm bạn với con ngay khi còn nhỏ nhưng cần phải hiểu được trách nhiệm giáo dục con đến hết tuổi trưởng thành và khi trưởng thành rồi lại làm bạn với con. Trong bất kỳ giai đoạn nào đó, khi ngưng việc giáo dục con thì việc làm bạn với con là vô cùng khó.

  • Bố mẹ đừng bao giờ ngừng tương tác với con cho dù đôi lúc con hét vào mặt bố mẹ, con khiến bố mẹ “tăng xông”. Nếu không đồng hành được thì khả năng các con chia sẻ với cha mẹ là rất khó.

Chia sẻ thêm với mình vấn đề của các bạn trong giao tiếp với con nhé!

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

3 thoughts on “Click ngay, nếu “Tôi không biết làm thế nào để nói chuyện với con tôi”

  1. Pingback: Có phải tuổi teen cứ bốc đồng là gây tội – Braincare

  2. Pingback: Đồng hành cùng con

  3. Pingback: Bướng thật đấy, mẹ vẫn tin tưởng con! - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo