Mẹ ơi, con muốn nói!

Bình Minh – nếu không nhắc đến chắc bạn đọc sẽ không nghĩ đây là lời tâm sự của 1 cô bé mới chỉ 15 tuổi đúng không? Cô bé đang ở trong tình trạng bị người thân trong gia đình “chiến tranh lạnh”. Chiến tranh lạnh là khi một người ngừng nói chuyện và giao tiếp với người khác và có thể kéo dài hàng giờ, ngày, tuần, tháng hoặc thậm chí hàng năm. Bạn có thể gọi nôm na là “Bố mẹ phớt lờ con” trong một quãng thời gian nhất định. Thông qua câu chuyện của cô bé, chúng ta sẽ hiểu hơn nỗi lòng của một người con bị bố mẹ “chiến tranh lạnh” sẽ có suy nghĩ, tâm tư gì? Các em muốn và sợ nhất điều gì? Dưới đây là cái nhìn cụ thể hơn về “chiến tranh lạnh”.

Dấu hiệu của “chiến tranh lạnh”

  • Làm như thể bạn không ở trong phòng.
  • Bố mẹ phớt lờ con hoàn toàn.
  • Không thể hiện tình yêu và tình cảm.
  • Đối xử với bạn như thể bạn vô hình hoặc đã chết.
  • Từ chối nói chuyện hoàn toàn.
  • Tránh thảo luận.
  • Không còn trả lời tin nhắn hoặc cuộc gọi.
  • Họ ngừng gọi điện và nhắn tin.

Vì sao “Chiến tranh lạnh” là điều tội tệ nhất mà cha mẹ có thể làm cho con?

  • “Chiến tranh lạnh” khiến chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi và không được yêu thương: đó là một thông điệp thẳng thắn đến đau đớn rằng: cha mẹ muốn xa lánh và dễ dàng quay lưng với chúng ta. Điều này khiến chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi, không được yêu thương và bị cô lập.
  • Bị đối xử như vậy rất đau đớn và khiến chúng ta kết luận rằng: “nếu cha mẹ tôi có thể quay lưng lại với tôi và rời bỏ mối quan hệ của chúng tôi một cách dễ dàng như vậy, thì tôi hẳn là người vô dụng.”
  • Trẻ em trải qua “chiến tranh lạnh” từ cha mẹ thường sẽ tuyệt vọng về tình yêu, tình cảm, sự quan tâm và xác nhận. Chúng sẽ tìm kiếm điều đó từ những người khác, thường dẫn đến các tình huống nguy hiểm và các mối quan hệ độc hại khác.
  • Chúng ta sẽ bắt đầu tình bạn và những mối quan hệ khác với giả định rằng một lúc nào đó chúng ta sẽ bị từ chối và bỏ rơi. Điều này gây ra lo lắng, khiến chúng ta sửa đổi hành vi của mình và không thực sự là chính mình vì sợ bị từ chối nếu họ không thích con người thật của chúng ta.
  • Trải qua “chiến tranh lạnh” cũng sẽ khiến chúng ta cảm thấy vô cùng thất vọng vì khi cha mẹ đóng cửa và từ chối thảo luận những vấn đề quan trọng đối với chúng ta, nó sẽ không còn cơ hội để giải quyết xung đột dẫn đến khôi phục mối quan hệ và làm cho nỗi đau chấm dứt. Bố mẹ phớt lờ con ngay cả trong lúc con cần tìm kiếm sự quan tâm, chia sẻ, khi con cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ, tất cả đều trong vô vọng.
  • “Chiến tranh lạnh” để lại nhiều tổn thương sâu sắc cho đứa trẻ, và ảnh hưởng đến khi chúng trưởng thành trong hầu hết mọi mặt của cuộc sống. Đây cũng là một dấu hiệu thường bị bỏ qua khi đề cập đến những mâu thuẫn trong gia đình. Do đó, việc nhận diện dấu hiệu cũng như biết cách giải quyết sẽ giúp cho cả bố mẹ và con cái hình thành một mối quan hệ lành mạnh, sâu sắc và có ý nghĩa hơn.
  • Có thể bố mẹ cần: Bướng thật đấy, nhưng mẹ vẫn tin tưởng con.
  • Nguồn tham khảo: [1] Bài viết Has Your Parent Ever Given You The Silent Treatment? của Tác giả Mel Crowe

———————–

Đánh giá và trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng phút giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo