Con tôi bị ma nhập sao?

  • Bỗng một ngày đứa con đáng yêu mà bạn hay gọi rất thân thương là Cún trở nên ngỗ ngược. Nó không còn nghe lời bạn nữa, thậm chí là nó làm ngược lại tất cả những lời bạn chỉ bảo, răn dạy của bạn. Có những đứa trẻ còn lao vào bố mẹ cắn xé đến chảy máu, bầm tím cả người hay lao đầu vào tường nếu chúng không được thỏa mãn đòi hỏi của mình. Nhiều ba mẹ đã nghẹn ngào gọi đến trung tâm “kể tội con mình” và lo lắng không hiểu chuyện gì đã xảy ra với chúng. Thực chất là những đứa trẻ này đang gặp vấn đề tâm lý độ tuổi mà chúng ta hay gọi bằng cụm từ “Khủng hoảng tuổi lên 3”. Trong đời người trải qua nhiều giai đoạn khủng hoảng như: Khủng hoảng tuổi lên 3, khủng hoảng tuổi vị thành niên, tuổi trung niên, tuổi già. Có thể bạn cần biết: Xử lí căn bệnh trầm cảm tuổi già. Nó là những thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển tâm sinh lý con người. Khủng hoảng lứa tuổi là điều tất yếu phải xảy ra. Chúng ta không để bắt nó không xảy ra, hay tránh nó mà chỉ có thể đồng hành cùng con để vượt qua khủng hoảng một cách êm ái mà thôi.
  • Khủng hoảng tuổi lên 3 là một cuộc khủng hoảng tâm lý thường kéo dài từ nửa cuối năm thứ ba của cuộc đời đến nửa đầu năm thứ tư của trẻ em. Giai đoạn này, trẻ có rất nhiều sự thay đổi trong tâm tính, khiến nhiều bố mẹ mệt mỏi và lo lắng. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời ấu nhi (0-3 tuổi) sang giai đoạn mẫu giáo (3 -6 tuổi). Khủng hoảng tuổi lên 3 không nhất thiết xảy ra đúng 3 tuổi, mà có thể trước hoặc sau đó.

Biểu hiện 

  • Muốn được tự làm mọi việc.
  • Phản ứng tiêu cực với mọi thứ.
  • Ngang ngược một cách vô lý.
  • Không nghe theo những gì người lớn hướng dẫn.
  • Không hứng thú với những thứ yêu thích trước kia.
  • Thường xuyên cãi lời người lớn bằng hành động hoặc lời nói.
  • Khăng khăng đòi một cái gì đó không phải vì thực sự muốn nó, mà đã quen được người lớn đáp ứng mọi yêu cầu…

Nguyên nhân

Thứ nhất, do mâu thuẫn giữa nhu cầu của trẻ với năng lực thực tế trẻ có.

  • Theo nhà tâm lý học lứa tuổi Erick Erickson: “ba tuổi là khởi đầu của giai đoạn hình thành tính tự chủ và ý thức độc lập của trẻ”. Trong thời kỳ này, trẻ muốn khám phá thế giới bằng chính cặp mắt và đôi tay của mình. Sự phát triển về thể chất mà nhất là khả năng di chuyển ngày càng hoàn thiện là động lực to lớn thúc đẩy trẻ làm theo ý mình mạnh mẽ hơn. Trẻ say mê khám phá thế giới, thậm chí muốn chinh phục cả những thứ nằm ngoài khả năng vốn có của mình. Đôi khi, do lối diễn đạt không bắt kịp được suy nghĩ của trẻ cũng khiến trẻ “khủng hoảng” với chính mình. Từ đó, trẻ cảm thấy khó chịu, hay cáu gắt với bản thân, dễ khóc, dễ bỏ cuộc,…

Mâu thuẫn giữa ngôn ngữ và những điều con mong muốn.

  • Ngôn ngữ của trẻ chưa thực sự tốt để trẻ nói ra mong muốn của mình. Ví dụ khi trẻ thích một cái gì đó trẻ sẽ nói con thích hay thậm chí lao vào cướp vạt đó. Mà không biết cách bày tỏ mong muốn của mình để người khác hiểu.

Thứ hai, do người lớn và trẻ không tìm được tiếng nói chung nên dẫn đến phản ứng tiêu cực của trẻ.

  • Song song với khả năng vận động, trẻ cũng bắt đầu hình thành ý thức về bản thân. Trẻ nhận ra mình là một cá thể riêng biệt với mọi người. Trẻ cũng muốn độc lập làm những việc liên quan đến bản thân. Trẻ hay nói: “để con làm”, “mẹ để đấy đi”, “không, không, mẹ để xuống đi” với cái mặt khóc mếu. Trong khi nhu cầu độc lập của trẻ tăng cao thì cha mẹ vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý “buông tay” trẻ. Vì vậy, nhiều cha mẹ thường có xu hướng cấm đoán, kiểm soát trẻ một cách chặt chẽ. Song, “Nới lỏng đừng buông tay”, click Tại đây để tìm hiểu. Chính việc không tìm được tiếng nói chung đã dẫn đến những phản ứng gay gắt từ trẻ như bướng bỉnh, không nghe lời, muốn làm trái lời bố mẹ,…

 Giải pháp

  • Trước hết các chuyên gia khuyên các ba mẹ có con đang trải qua giai đoạn “Khủng hoảng tuổi lên 3” là hãy học cách chấp nhận. Không có cách nào mà làm chúng dừng ngay những hành động ngang ngược đó hay làm cho chúng không phải trải qua giai đoạn khủng hoảng này. Mọi đứa trẻ đều phải trải qua giai đoạn khủng hoảng này, đó là điều tất yếu xảy ra đối với đứa trẻ bình thường. Cha mẹ học cách chấp nhận điều tất yếu đó, từ đó cùng con đồng hành để giai đoạn này qua đi một cách nhẹ nhàng.
  • Thêm nữa, cha mẹ phải luôn đồng cảm với trẻ, như một người bạn tâm tình, chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm, những khó khăn dù là nhỏ nhất mà con gặp phải. Ví như một đứa trẻ đòi hỏi vô cớ rồi lăn ra khóc. Cha mẹ tuyệt đối không quát mắng chúng và hãy ngồi cạnh, nhìn thẳng vào mắt chúng và thể hiện sự chia sẻ. “Mẹ biết rằng con rất muốn thứ đó. Nhưng mẹ không thể lấy cho con được. Mẹ chỉ có thể ngồi cạnh con, nghe con khóc”. Trẻ nhận được sự đồng cảm của cha mẹ thì sẽ dịu lại và những lần sau sẽ bớt dần sự cáu giận.

  • Nên nhớ rằng” cảm xúc của con chính là cảm xúc của bố mẹ”. Con chính là tấm gương soi của bố mẹ. Một đứa trẻ có ba mẹ hay dùng vũ lực, hay cáu giận thì đương nhiên nó cũng hay sử dụng vũ lực với người khác và khó kìm chế cảm xúc. Vì vậy lời khuyên cho các bậc phụ huynh là hãy nhẹ nhàng, giải thích cho trẻ, không nóng giận, dọa dẫm, đòn roi với trẻ.
  • Ba mẹ cần dạy cho con nói ra được những mong muốn, cảm xúc của mình hay vì thể hiện bằng những cử chỉ, cảm xúc không phù hợp.
  • Nguyên tắc đối với trẻ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3  là vừa nhẹ nhàng vừa cương quyết. Khi trẻ đòi một đồ vật gì đó không đưa cho trẻ ngay mà lái sự chú ý của trẻ sang cái khác hoặc giải thích cho trẻ hiểu. Việc giải thích cần sự kiên trì và thấu hiểu trẻ của ba mẹ.
  • Cả nhà ông bà cha mẹ phải thống nhất đồng lòng trong các quy tắc đối xử với trẻ. Thường các thế hệ ở chung một nhà có quan điểm sai khác trong việc nuôi dạy trẻ. Cha mẹ phải thật bình tĩnh, không phản đối trực diện cách giáo dục của ông bà dẫn đến xung đột trong gia đình mà dần dần hướng ông bà theo cách của mình. Điều cơ bản nhất trong các phương pháp giáo dục là sự thay đổi của trẻ. Khi ông bà nhìn thấy cháu có tiến bộ, ngoan ngoãn sẽ ủng hộ ba mẹ.
  • Khi trẻ ngoan và làm được việc có ích dù nhỏ thôi cũng nên khen thưởng trẻ. Nên nhớ là khen vào hiện tượng, hành động chứ không khen vào bản chất. Ví dụ: Trẻ gấp quần áo không khen trẻ ngoan, giỏi mà khen: “Con gấp quần áo rất gọn gàng”.
  • Cha mẹ không so sánh trẻ với trẻ khác cùng trang lứa. Trẻ nhỏ rất ức chế khi bị so sánh và sẽ dễ trở thành đứa trẻ hay ganh ghét, tự ti. “Không, không… con không dám đâu!“.

Khủng hoảng tuổi lên 3 không phải là xấu. Nó thể hiện sự phát triển tâm sinh lý bình thường của một đứa trẻ. Việc xuất hiện của những phẩm chất như ý chí, sự độc lập và niềm tự hào về thành tích là một dấu hiệu chắc chắn về sự phát triển đầy đủ của trẻ ở giai đoạn tuổi này. Ba mẹ hãy là người bạn đồng hành cùng con để trẻ có thể trải qua giai đoạn khủng hoảng này một cách nhẹ nhàng, không ảnh hưởng gì đến tâm lý cảu trẻ. Trung tâm sức khỏe tâm thần Braincare với đội ngũ chuyên gia tâm lý nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết sẽ luôn là người bạn đáng tin cậy để gửi trọn niềm tin. Các ba mẹ lo lắng khi con yêu có những dấu hiệu khác thường, hãy đến với chúng tôi để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo