Bố mẹ ngang nhiên “giết chết” con kìa!

Gia đình nào, dù ít hay nhiều cũng xảy ra tranh cãi, tranh cãi thật ra cũng là chuyện bình thường. Tốt nhất đừng lớn tiếng tranh cãi, nói tục trước mặt con cái. Con bạn sẽ hứng chịu những hậu quả không nhỏ nếu sinh ra trong gia đình thường xuyên có tiếng cãi vã của cha mẹ. Con đã có thể cảm nhận được những âm thanh, lời nói năng lượng tiêu cực từ 6 tháng tuổi trở lên, thậm chí là sớm hơn.

Những cuộc ẩu đả, xúc phạm hoặc lăng mạ, chiến tranh lạnh…vvv… đều là những mối quan hệ độc hại mà Ba Mẹ tạo ra những tổn thương về mặt tình cảm tới đứa trẻ trong suốt quãng thời gian dài và cả sau này. 

Trẻ ở mọi lứa tuổi, từ khi còn là trẻ nhỏ cho tới giai đoạn đầu tuổi trưởng thành đều bị tác động bởi cách mà ba mẹ chúng giải quyết mâu thuẫn với nhau. Các nhà nghiên cứu tin rằng những xung đột trong hôn nhân đều gây hại đến tâm lý con cái.

Có nghiên cứu chỉ ra rằng 1 đứa trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những lần cãi nhau của phụ huynh. Và có những nghiên cứu khác cho thấy các thanh thiếu niên từ 19 tuổi trở xuống rất nhạy cảm khi chứng kiến sự mâu thuẫn trong cuộc hôn nhân của Ba Mẹ.

Tại sao ba mẹ cãi nhau thường xuyên lại ảnh hưởng đến tâm lý của con?

  • Con có cảm giác không yên tâm, thiếu an toàn về một gia đình hạnh phúc, lo sợ ba mẹ sẽ li dị hoặc kết quả không tốt đẹp khi ba mẹ làm mặt lạnh với nhau trong thời gian dài.
  • Căng thẳng trong mối quan hệ ba mẹ và con cái, ba mẹ sẽ không thể vui vẻ, dành nhiều thời gian quan tâm con cái. Hơn thế nữa, chất lượng trong mối quan hệ sẽ bị ảnh hưởng, và sẽ rất khó khi họ thể hiện sự quan tâm và yêu thương con cái mình khi cha hoặc mẹ đang giận hoặc buồn về người còn lại. Đôi khi con cũng là nơi để ba mẹ trút giận sau những cuộc tranh cãi.
  • Tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến về hành xử: con sẽ hung hăng hơn, có vấn đề về hạnh kiểm ở trường, chểnh mảng, kết quả học tập kém và phần lớn những đứa trẻ này gặp khó khăn trong quan hệ giao tiếp xã hội.
  • Tăng nguy cơ nổi loạn tuổi teen: hút thuốc, uống rượu, chơi chất kích thích.
  • Ảnh hưởng sức khỏe thể chất: rối loạn giấc ngủ, đau bao tử, đau đầu, rối loạn ăn uống.
  • Xung đột tạo nên tình hình căng thẳng: Cường độ chứng kiến/ nghe, sự thường xuyên ..vvv gây ra căng thẳng và lo âu cho trẻ. Stress có thể gây tổn thương về mặt thể chất, tinh thần, gây trở ngại trong cuộc sống bình thường, và sự phát triển lành mạnh.
  • Nhìn đời một cách tiêu cực: Con suy nghĩ nhiều điều tiêu cực khi nhìn thấy sự việc cãi cọ diễn ra hàng ngày trong gia đình, chính vì thế con cũng có cái nhìn tiêu cực ngay chính bản thân của con. Những đứa trẻ trong gia đình thường xuyên có trận chiến có nhiều xu hướng bị tự kỷ, thiếu tự tin.
  • Hiệu suất nhận thức bị giảm: Và cũng trên tạp chí Child Development, năm 2013,  stress có liên quan đến điều kiện sinh sống ở trong gia đình xảy ra mâu thuẫn và xung đột cao, và nó có thể làm suy giảm hiệu suất nhận thức của trẻ. Các nhà khoa học chứng minh rằng khi cha me cãi nhau/ gây gổ thường xuyên, con cái họ sẽ gây khó khăn về mặt cảm xúc và suy giảm sự tập trung. 

  • Khả năng giải quyết vấn đề và nhìn ra hướng giải quyết những thông tin mới cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cùng lúc đó, có nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng những xung đột trong gia đình sẽ làm tăng nguy cơ bỏ học của các em ở phổ thông trung học hoặc ảnh hưởng đến kết quả học tập chẳng hạn như điểm kém.

Phụ huynh đừng nghĩ những cuộc cãi vã không động tay chân sẽ không ảnh hưởng đến con, con quan sát và học theo các cách ứng xử giải quyết của ba mẹ, từ những hành vi bỏ đi sau cuộc cãi vã, chiến tranh lạnh, ném đồ vật, đấm vào đồ vật khi giận dữ,..con sẽ học tất cả từ cha mẹ cả những kỹ năng thông thường đến những kỹ năng giải quyết những xung đột. 

Khi con lớn lên và gặp trường hợp tương tự con sẽ nghĩ rằng, sẽ không sao nếu mình làm như vậy, và sẽ không sao nếu người khác đối xử tệ với mình.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho cha mẹ

  • Hãy thảo luận nhẹ nhàng hoặc giảm âm lượng, tìm không gian riêng khi gia đình có vấn đề cần tranh cãi, tránh tranh cãi khi có sự hiện diện của con. 

  • Sau cuộc thảo luận nên giải thích cho con hiểu rằng ba mẹ vẫn rất thương yêu nhau nhưng có một số vấn đề trong cuộc sống chưa cùng quan điểm, tranh cãi chỉ là làm rõ vấn đề để hiểu nhau hơn.

  • Hãy cho phép chúng tôi giúp bạn trò chuyện cùng con nếu con bạn gặp nhiều vấn đề về tâm lý hoặc chưa thể chia sẻ cùng ba mẹ.

Đánh giá can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo