Người mẹ ấy kể với chúng tôi rằng hành trình nuôi dạy con cam go, vất vả lắm!
Con bé không tự tin. Con bé hay sợ hãi không thể hiện mình. Con trai tôi mất tập trung. Thằng bé thiếu kỹ năng. Con thiếu định hướng.
Thực tế là, con bạn thường khóc nhè khi đến môi trường lạ hay con bạn luôn cảm thấy sợ sệt, lo lắng khi phát biểu ở lớp, con bạn ngại nói chuyện với người khác, không dám biểu diễn trên sân khấu…đó chính là biểu hiện của sự nhút nhát, của những đứa trẻ thiếu sự tự tin.
Carl Pickhardt, nhà tâm lý học đã nhận định rằng: Những đứa trẻ thiếu sự tự tin thường sẽ né tránh việc tiếp nhận những cái mới hay chấp nhận thử thách, chỉ vì chúng sợ thất bại của chúng sẽ khiến người khác cảm thấy thất vọng. Hay “Kẻ thù của sự tự tin chính là thiếu sự khuyến khích và nỗi lo sợ”, Pickhardt phát biểu.
Tự ti gây nhiều hậu quả cho trẻ
Tâm lý tự ti sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ, gây bất lợi đối với sự trưởng thành của trẻ và tác động đến tương lai của trẻ.
Khi những đứa trẻ thiếu sự tự tin sẽ thường buồn rầu, phiền muộn không có nguyên do, không dám giao tiếp với người khác, thậm chí sợ hãi cả bạn bè. Cảnh báo, có phải buồn lúc nào cũng có nguyên nhân? «Click ngay».
Bởi vì trẻ tự cảm thấy mình không có gì tốt, thế nên chỉ có thể một mình trốn trong góc, ngưỡng mộ người khác, mong muốn được có bạn bè nhưng lại thường hay nghĩ: “Tại sao mình làm gì cũng không tốt, làm thế nào để người ta thích mình đây, ai mà muốn chơi với kẻ ngốc như mình chứ?”.
Nếu trẻ có sự đánh giá sai lệch về bản thân ngay từ nhỏ thì sẽ luôn cho rằng mình là người tệ nhất. Ngoại hình thì xấu, ăn mặc không đẹp, học cũng không giỏi… Những đứa trẻ tự ti thích thu mình lại, không dám tiếp xúc với người hay sự việc mới bởi trẻ lo lắng mình bị đánh giá, sợ hãi bị những người xung quanh cười nhạo, chê bai.
Sau khi lớn lên, sự tự ti sẽ khiến trẻ không dám một mình đối diện với cuộc sống, không dám ngẩng cao đầu trước người khác, không dám nắm bắt khi cơ hội đến. Trẻ sẽ luôn giữ cái tôi của mình, sống lúc nào cũng dè chừng, buồn khổ.
Sự thiếu tự tin có thể khiến cho những đứa trẻ bị kìm hãm trong cuộc sống và cả con đường sự nghiệp sau này.
Cách tăng sự tự tin ở trẻ
Trò chuyện cùng con
Mỗi ngày bố mẹ hãy giành ra cho con những khoảng không gian để cùng nhau trao đổi, trò chuyện cùng con. Có thể là những câu hỏi đơn giản như “Hôm nay con đi học như thế nào, kể cho mẹ nghe nhé?”, hoặc là những câu hỏi vặn vẹo hơn để kích thích ngôn ngữ và rèn luyện khả năng chủ động bày tỏ những quan điểm, ý kiến riêng của mình. Mặt khác, bên cạnh những câu hỏi vặn vẹo của mình thì bạn hãy tạo động lực cho con đưa ra những câu phản biện, tranh luận với lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục bố mẹ. Nếu bạn thực hành thói quen phản biện này với con hàng ngày thì bạn sẽ thấy con mình tự tin hẳn lên khi đứng trên sân khấu, đứng trước đám đông kể chuyện hoặc thuyết trình.
Vậy theo bố mẹ, Làm bạn với con dễ hay khó? «Click ngay».
Dạy trẻ cách tự lập
Tự lập giúp con tự tin. Đối với trẻ nhỏ việc tự lập được thể hiện ở những việc đơn giản hằng ngày như như nấu cơm, rửa bát, quét nhà… giúp cha mẹ hay để con tự vệ sinh cá nhân, thay quần áo và chuẩn bị sách vở đi học. Hãy để cho trẻ có quyền được tự quyết định chọn đồ gì, mặc quần áo gì còn cha mẹ có thể giúp trẻ cách phối đồ sao cho phù hợp.
Đặc biệt, bạn cũng có thể để con thể hiện sự tự tin của mình trước đám đông bằng những việc làm nhỏ nhặt nhất như: Để trẻ gọi món ăn trong nhà hàng khi đi ăn cùng cha mẹ hoặc để trẻ xếp hàng mua vé tham quan… tất cả những điều đó tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất lớn khi con bạn được tiếp xúc và nói lên mong muốn của mình.
Cho trẻ chơi với các bạn khác
Việc chơi với các bạn cùng lứa tuổi sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn, không còn nhút nhát, sợ sệt. Bé được chơi trong thế giới tự nhiên của các con đó là điều vô cùng quan trọng, trẻ sẽ được khám phá và sự dụng ngôn từ của mình để giao tiếp, không bị chi phối bởi người lớn, trẻ sẽ tự tin hơn nhiều. Khi điều này tạo thành thói quen, lâu dần trẻ sẽ học được cách đưa ra quan điểm cá nhân của mình.
Có thể bố mẹ cần: Tip các hoạt động phát triển vận động thô và vận động tinh cho trẻ.
Đừng ép buộc trẻ!
Hãy nhớ rằng tất cả những rèn luyện này chỉ mang tính bước đầu, để tạo dựng nền tảng cho con về sau. Do đó, cần để trẻ làm tất cả trong trạng thái thoải mái nhất mà trẻ muốn. Nếu có một đám đông nào đó trẻ cảm thấy xa lạ, không muốn xuất hiện chẳng hạn, bạn đừng ra sức ép con. Tuy nhiên, bạn có thể đưa trẻ đến nhiều môi trường giao tiếp khác nhau để giúp trẻ làm quen từ từ. Bé có thể ở bên cạnh bạn, quan sát, sau đó làm quen với những người bạn… Cứ như thế cho đến khi bé cảm thấy môi trường mới này thật sự “an toàn”.
Chia sẻ những “thất bại” của trẻ
Có những đứa trẻ rất thoải mái trước áp lực đám đông, nhưng cũng có những đứa trẻ đột nhiên rơi vào trạng thái đứng như trời trồng, chẳng biết nói gì, biểu diễn vụng về, nói năng lắp bắp dù trước đó đã được tập luyện nhiều lần. Những lúc này trẻ đang rất mất tự tin. Bạn nên thể hiện sự chia sẻ thật chân thành để giúp bé vượt qua, khiến bé không sợ hãi khi lần sau lại đứng trước đám đông như thế nữa.
Những lời động viên như: “Mẹ thấy con có phần chào hỏi đầu tiên rất tốt, nhưng sau đó có lẽ con hơi run phải không? Không sao, hồi nhỏ mẹ cũng hay bị như vậy. Nhưng dần dần thì hết. Con còn giỏi hơn mẹ lúc đứng trước đám đông lần đầu tiên đấy chứ!” sẽ giúp bé cảm thấy bớt nặng nề với “thất bại” của mình và dám tự tin thử lại lần sau.
Đừng so sánh
Trẻ tự ti sợ hãi nhất chính là bị cha mẹ so sánh người người khác, việc này sẽ khiến trẻ hình thành suy nghĩ “mình không tốt, mình rất ngốc”. Vì vậy, cha mẹ không nên so sánh con với người khác, bởi ai cũng có ưu – khuyết điểm của mình. Hãy rèn luyện cho con hằng ngày bố mẹ nhé, mỗi ngày sự tự tin lớn lên một chút thì dần dần sự tự tin sẽ đứng vững trong các con. Đừng biến trẻ em thành một “Thê hệ cô đơn“ bố mẹ nhé.
Không thể xem nhẹ tâm lý của những đứa trẻ thiếu sự tự tin, làm cha mẹ, ai cũng đều hy vọng con mình sống tốt, từng bước đi đều thành công, đều hết lòng lo lắng cho con trẻ, chỉ muốn con ngày càng giỏi giang hơn. Vì thế một khi phát hiện trẻ xuất hiện vấn đề tự ti thì cha mẹ phải kịp thời hỗ trợ trẻ vượt qua việc tự phủ định chính mình.
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.
Đăng kí tư vấn