Mốc phát triển của trẻ từ 0 – 3 tuổi

Câu đầu tiên mà các bà mẹ hỏi thăm nhau trong giai đoạn con được 3 năm đầu đời là “Bé nhà chị biết làm gì rồi?”. Đó chính là dấu hiệu để nhận biết một đứa trẻ có bình thường không và phát triển có theo kịp các bạn cùng trang lứa không? Cũng biết rằng mỗi đứa trẻ có sự phát triển không giống nhau hoàn toàn trong một thời điểm nào đó nhưng cơ bản trẻ đi theo những mốc phát triển chung. Hiểu được những băn khoăn đó, sau đây mời ba mẹ theo dõi mốc phát triển của con giai đoạn 0 – 3 tuổi.

1 tháng: Trẻ sơ sinh nằm ngửa, tay nắm chặt hay đá chân, vẫy tay, nhạy cảm với âm thanh nhưng vẫn khá yếu ớt; biết chụp ngón tay; chỉ nhìn thấy màu đen và trắng; thích chơi với xúc xắc.

Lời khuyên cho ba mẹ: Để tăng tính gắn kết giữa mẹ và bé, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ và thường xuyên nói chuyện và hát ru con.

3 tháng: Biết tự chống tay, nâng đầu góc 45 độ; bắt đầu biết hóng chuyện và bắt chước; biết cầm nắm vật.

Lời khuyên cho ba mẹ: Ba mẹ nên khuyến khích bé vận động như cho bé đồ chơi hoặc các vật an toàn để cầm nắm. Phát triển thị giác và thính giác cho trẻ bằng cách cho bé xem tranh ảnh một màu và nghe các tiếng kêu phát ra từ xúc xắc, lục lạc.

5 – 6 tháng: Có thể ngồi nếu có vật tựa lưng, bập bẹ để gây sự chú ý và có thể nằm cuộn mình với nhiều tư thế khác nhau; biết di chuyển đồ vật.

Lời khuyên cho ba mẹ: Cho bé chơi những đồ hình dạng tròn để bé lăn, đáp ứng nhanh chóng những tiếng bập bẹ của bé để tăng khả năng giao tiếp từ sớm.

6 – 7 tháng: Có thể ngồi và xoay người thành thạo, tay và mắt có thể phối hợp với nhau khá tốt, biết biểu hiện cảm xúc qua khuôn mặt nhiều hơn.

7 – 8 tháng: Biết bò, cầm sự vật bằng 2 ngón tay, biết biểu hiện 1-2 ngôn ngữ cơ thể, bập bẹ nhiều hơn và hiểu một số từ của người lớn.

Lời khuyên cho mẹ: Mẹ nên dành sự âu yếm và nụ cười cho bé, trả lời nhanh chóng những câu nói bi bô của bé để kích thích kỹ năng giao tiếp, đồng thời đọc sách cho bé nghe mỗi ngày. Mẹ kết hợp cho bé chơi một số trò chơi đơn giản như bóng mềm, oto có bánh xe bằng gỗ.

8 – 9 tháng: Biết bám vào đồ vật để đứng dậy, đập các vật để tạo tiếng động, giao tiếp với người lớn bằng cách bập bẹ nói chuyện bằng ngôn ngữ cơ thể.

Lời khuyên cho mẹ: Mẹ cần giúp bé tự do phát triển các giác quan và khám phá mọi thứ, nên đưa cho bé chơi các khối hình hộp rỗng, đồ chơi nhẵn an toàn.

9 – 10 tháng: Đã biết tự đứng dậy và đi chậm, các ngón tay cử động linh hoạt hơn và biết gọi mẹ, thích nhìn người khác chơi nhưng chưa thích chơi cùng.

10 – 12 tháng: Tự đi được khi bám vào các vật xung quanh, biết nhiều từ hơn, trí tưởng  tượng phong phú, bắt đầu nói những từ đơn giản.

Lời khuyên cho mẹ: Ngoài việc hỗ trợ con tập đi thì đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nên ba mẹ cần nói chuyện với trẻ nhiều hơn, cho trẻ ra ngoài chơi và cho chơi với các bé cùng tuổi để kích hoạt ngôn ngữ và kỹ năng.

12 – 15 tháng: Bé biết đi tốt, cúi xuống nhặt đồ và tò mò với mọi thứ. Giao tiếp đơn giản và có trí nhớ tốt, có ý kiến riêng của mình nhưng vẫn sợ người và môi trường lạ, vẫn phụ thuộc vào bố mẹ.

15 – 18 tháng: Có thể cố gắng tự rửa mặt, tay và học đi toilet. Bắt đầu có khả năng giải quyết một số việc đơn giản; thích bắt chước.

Lời khuyên cho mẹ: Ngôn ngữ con trong giai đoạn này khá tốt rồi, trẻ đã biết nói từ đơn, trả lời các câu hỏi đơn giản và nhận biết tên của những người quen thuộc. Vì vậy ba mẹ nên đọc sách cho bé nghe, chỉ bé làm những việc đơn giản.

18 – 21 tháng: Có thể di chuyển đồ vật, đã mọc tầm 10 cái răng, giữ thăng bằng cơ thể tốt, có thể chạy nhảy. Thích tự giải quyết vấn đề của mình. Khả năng sáng tạo tốt và biết thể hiện ý tưởng, yêu cầu của mình.

21 – 24 tháng: Đi vững, ít ngã, có khả năng ghi nhớ tốt, phối hợp tay và mắt thành thạo hơn, có thể làm một vài việc đơn giản.

Lời khuyên cho mẹ: Trong giai đoạn này mẹ nên chơi cùng bé những trò chơi để nhận biết các bộ phận trên cơ thể, nhận biết các con vật, đồ vật xung quanh. Tập cho bé sử dụng muỗng ly tự ăn uống.

24 – 30 tháng: Lúc này bé đã đứng vững, đi vững, muốn độc lập và tính sở hữu cao nhưng vẫn khá dựa dẫm vào bố mẹ.

Lời khuyên cho ba mẹ: Mẹ khuyến khích cho bé thử làm và không ngăn cấm bé trong một số việc nhà đơn giản: gấp quần áo, dùng kéo an toàn, may vá cho búp bê, đánh giày, lau bàn…

30 – 36 tháng: Kiểm soát và giữ cân bằng tốt những chuyển động của cơ thể. Biết nhiều từ để diễn tả cảm xúc. Bắt đầu học cách giao tiếp với mọi người, thích chơi với các bạn.

Lời khuyên cho ba mẹ: Đây được coi là thời điểm nổi loạn của bé bởi thời điểm này, bé có thể thực hiện nhiều hoạt động linh hoạt, có tính sở hữu và cá nhân cao. Vì vậy ba mẹ cần thiết lập giới hạn cho con nhưng không quá khắt khe để con trải nghiệm những việc nhà cơ bản.

Bạn có biết: Trẻ khủng hoảng tuổi lên 3

Giai đọan 0 – 3 tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Đây là giai đoạn bộ não của đứa trẻ phát triển mạnh mẽ nhất, đến 6 tuổi não trẻ phát triển bằng 80% so với não của người lớn. Đây là giai đoạn mà ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt bậc. Cha mẹ chú ý đến con thì thấy rằng chúng thay đổi từng ngày và ngày nào cũng học thêm được những điều mới mẻ. Đặc biệt thời kỳ này trẻ trải qua một giai đoạn khá khó khăn là “Khủng hoảng tuổi dậy thì”. Đó là sự mâu thuẫn giữa nhận thức và khả năng của trẻ cũng như mâu thuẫn giữa ngôn ngữ và mong muốn. Ba mẹ phải theo sát mọi biến đổi dù nhỏ nhất của con. Nếu thấy con có dấu hiệu khác thường nên tìm kiểu kỹ hoặc đưa con đến các trung tâm tâm lý trẻ em để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo