Có phải tuổi teen cứ bốc đồng là gây tội

Quyết định nhảy cầu tự tử; liều lĩnh dùng con dao lam đòi cứa vào tay; đánh bạn đến mức bạn phải bị nhập viện với mức độ thương tật cao;… tất cả những hành động đó có thể là thước đo đánh giá của nhiều người về chúng ta, thậm chí cả gia đình chúng ta. Bạn bè, người thân, bố mẹ đã nghĩ rằng chúng ta đã hư hỏng và không thể hiểu nổi tại sao có thể làm như vậy.

Nếu mọi người dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu kỹ về những sự thay đổi tâm sinh lý trong giai đoạn dậy thì của trẻ tuổi teen mình; giành nhiều thời gian quan tâm, tiếp xúc với các em nhiều hơn thì mới hiểu rõ lý do hành động bốc đồng đó.

Giải mã sự bốc đồng của tuổi teen

  • Thứ nhất: Giai đoạn dậy thì, trẻ tuổi teen có rất nhiều điều thay đổi trong cơ thể bao gồm các hooc mon (hormone – kích thích tố), cấu trúc bộ não và cả sự phát triển về thể chất. Lúc này bộ não trẻ gia tăng nhanh một chất là Myelin. Chất này đã có ngay từ thời kỳ bào thai và tiếp tục sản sinh trong những năm đầu đời của trẻ. Đến tuổi dậy thì chúng tiếp tục phát triển mạnh mẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý thông tin của não bộ. Điều này giải thích lý do tại sao trẻ bước vào tuổi dậy thì sẽ thông minh hơn, nhanh nhạy với thông tin hơn và đồng thời cũng dễ bốc đồng hơn.
  • Thứ hai: Do khiếm khuyết về mặt nhân cách. Các nhà tâm lý học tin rằng những đứa trẻ sống trong gia đình không hòa thuận, cha mẹ chia ly thì sẽ dễ mặc cảm tự ti, dẫn đến rối loạn nhân cách, ương bướng, thích phá phách, chống lại tất cả nề nếp đạo đức xã hội. Đây là đối tượng dễ gây hấn và dễ phạm tội nhất.
  • Chàng trai Nguyễn Hoàng Anh (Hào Anh) là một ví dụ. Từng trải qua một quá khứ khắc nghiệt nên khi môi trường sống thay đổi 180 độ, Hào Anh đã không thể đứng vững trước sức cám dỗ của những đồng tiền từ trên trời rơi xuống. Cậu bé 14 tuổi đáng thương ngày nào nay bỗng trở thành đứa con bất hiếu và phải đi tù vì trộm cắp.
  • Ngoài ra vỏ não trước (the prefrontal cortex) vẫn tiếp tục phát triển trong giai đoạn dậy thì nên trẻ tuổi teen có thể “sử dụng” nó chưa thành thạo. Vì thế các bạn vẫn phải dựa vào một phần hạch hạnh nhân (amygdala ) để đưa ra các quyết định của mình. Đồng thời hạch hạnh nhân lại đóng vai trò thiết yếu trong việc xử lý các ký ức, hành vi bản năng và các phản ứng cảm xúc. Điều này giải thích cho việc trẻ tuổi teen dễ bị cảm xúc chi phối, hành động một cách bốc đồng.
  • Nếu có một ngày, con bạn hỏi “Tình yêu là gì hả mẹ?”, bạn sẽ trả lời như thế nào? Câu trả lời có ngay tại đây https://phongkhamtamly.com/tinh-yeu-la-gi-ha-me/

Đi tìm giải pháp 

  • Khá nhiều bậc cha mẹ nói rằng con mình khi bước vào thời kỳ này con rất nhạy cảm và cảm xúc cũng thay đổi thất thường. Nhưng nếu bố mẹ dành nhiều thời gian hơn cho con thì có thể mọi chuyện sẽ khác:
  • Sức khỏe của con là điều rất quan trọng và cha mẹ có thể dễ dàng quan sát và tìm cách ứng phó. Cha mẹ hãy tìm đọc các nguồn thông tin về sự thay đổi trong cơ thể của tuổi teen, xem xét cần bổ sung các chất dinh dưỡng nào cần thiết và đúng thời điểm cho con. Đừng để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa bố mẹ nhé!
  • Tuổi teen có cái tôi rất cao vì thế các em rất dễ nổi nóng, không kiểm soát được bản thân. Đặc biệt, ở giai đoạn này các em phải trải qua nhiều mối quan hệ mới không chỉ dừng lại ở mối quan hệ gia đình, vì vậy nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế, Cha mẹ cần tôn trọng sự thay đổi và những mâu thuẫn con đang trải qua trong giai đoạn dậy thì. Điều cha mẹ nên làm là ghi nhận những việc con có thể làm và động viên, hướng dẫn việc con làm chưa tốt.
  • Cha mẹ cần làm gương trong việc cư xử bình tĩnh và quản lý cảm xúc của mình. Vì ở độ tuổi này các em đang có xu hướng làm người lớn, muốn chứng tỏ mình. Tuy nhiên, các em vẫn là những đứa con của bố mẹ, vẫn cần được học hỏi và thay đổi không ngừng.
  • Gia tăng các hoạt động gắn kết trong gia đình như làm việc nhà, đi du lịch cùng nhau, chơi thể thao… Những hoạt động này giúp gắn kết tình cảm gia đình và con cũng học được cách cư xử phù hợp và biết cách giải quyết các tình huống mâu thuẫn một cách lành mạnh.
  • Giành thời gian nói chuyện với con nhiều hơn, giải thích cho trẻ về các giới hạn cần thiết, các hậu quả của một số hành vi nguy hiểm đồng thời cho con tự chịu trách nhiệm ở một số tình huống rủi ro lành mạnh.

Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp các bạn trẻ đã dăm ba lần lầm lỗi do tính bốc đồng của mình, khiến các em sa vào các con đường nghiện ngập, rượu bia, tội phạm. Nhưng cũng không ít các em trong số đó dám nhìn nhận sự thật, lắng nghe sự góp ý, rèn luyện và dần dần thay đổi được bản thân. Dù biết hành trình thay đổi bản thân không phải dễ nhưng cũng không phải quá khó, chúng ta có thể làm được và chúng tôi tin bạn có thể làm được. Tin tôi đi, đó là sự thật khi bạn đang đọc được bài viết này.

Sự thật là, tôi đã quen một anh bạn, lúc đầu cậu đã có ý định dùng dao lam cứa tay ở nhà xe, nhưng dưới sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, gia đình và sự cố gắng của cậu, sau đó cậu ấy làm lớp trưởng thật. Ngạc nhiên hơn nữa là kể từ khi làm lớp trưởng cậu ấy rất gương mẫu, quý mến thầy và chuyên tâm học hành hơn. Cậu ấy trở thành cánh tay phải của thầy và tỏ ra rất chín chắn, có trách nhiệm trong công việc quản lý lớp.

Mình cho rằng cách hành xử của người lớn rất quan trọng trong những tình huống trẻ tuổi teen cư xử bốc đồng vì không chỉ cần giải quyết tình huống ngay lúc đó mà còn cần phân tích cho trẻ hiểu để không lặp lại sau này. Việc cha mẹ đồng hành và giải thích cho con ngay từ sớm sẽ có tác động tích cực đến quá trình dậy thì của các con.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí và tư vấn

3 thoughts on “Có phải tuổi teen cứ bốc đồng là gây tội

  1. Pingback: Có phải học sinh thường xuyên gặp vấn đề tâm lí như thế này? - Braincare

  2. Pingback: 5 thay đổi bố mẹ cần lưu ý để cùng con vượt qua “khủng hoảng tuổi teen” - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

  3. Pingback: Nổi tiếng bằng "trò bẩn", hậu quả khôn lường của bạo lực học đường - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo