Bạn chính là nạn nhân của tâm lí

Cuối tháng 12/2019, cả thế giới bàng hoàng khi bùng phát một cơn đại dịch có tên là Covid Corona, hay còn gọi là Sar Cov2. Chắc hẳn tinh thần của người dân Việt Nam và người dân toàn thế giới sẽ không tránh khỏi sự lo lắng. “Không biết dịch sẽ đem lại mối nguy hiểm như thế nào cho loài người?”, “Dịch sẽ kéo dài trong bao lâu?”.  Đó còn là 1 ẩn số chưa có lời giải đáp.

Và 2020, 2021 trôi qua, Việt Nam đã trở thành “nạn nhân” của “những kẻ giết người thầm lặng” này. Thay vì ngồi đó lo nghĩ, chúng ta cần phải chủ động tích phòng chống, tạo cho mình những thói quen tốt để giữ gìn sức khỏe tinh thần trong mùa dịch này. Và làm cách nào để nhận diện được một người đang gặp khó khăn, sau đây là bài viết có thể giúp đỡ giải đáp được thắc mắc này!  

Theo một nghiên cứu, 49% những người tham gia cuộc khảo sát về trầm cảm trong đại dịch COVID-19 vào tháng 4/2020 cho thấy một số dấu hiệu trầm cảm từ mức độ nhẹ đến nặng, một con số cao hơn nhiều so với 37% trong thời gian trước khi có sự xuất hiện của COVID-19. Đó là điều dễ hiểu, vì những áp lực, những nỗi lo đang rình rập các gia đình hằng ngày. Sợ thất nghiệp, sợ thiếu tiền chi trả, sợ chết, sợ cô đơn,.. hàng trăm nỗi sợ đang đè nặng “khủng khiếp” lên sức khỏe tinh thần của chúng ta. Có thể chính bạn hoặc những người bên cạnh bạn đang là nạn nhân của nỗi sợ này…..Bạn tin tôi chứ!

Nhận diện ra vấn đề tâm lí của người khác dễ hay khó?

Trầm cảm thường có các triệu chứng rõ ràng như tâm trạng chán nản; cảm thấy buồn, trống rỗng hoặc tuyệt vọng; gặp khó khăn với các công việc hàng ngày; tăng mệt mỏi; và khó ngủ.

Ta cũng thường dễ dàng nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của lo âu. Những người mắc chứng lo âu tổng quát có xu hướng lo lắng thái quá và cảm thấy khó kiểm soát hoặc ngăn chặn nỗi lo lắng đó, dẫn đến cảm giác căng thẳng và gây ra rối loạn giấc ngủ và thậm chí là tim đập nhanh.

Tuy nhiên, trong tình hình bất ổn do dịch bệnh gây ra như hiện tại, việc phân biệt giữa các dấu hiệu của rối loạn tâm lý và trạng thái tâm lý thông thường không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Có cách nào để nhận biết được người thân có rối loạn tâm lí không?

Chú ý đến sự thay đổi những thói quen hằng ngày

Thời gian giãn cách là thời gian bạn được ở nhà, có người sẽ tạm thời bị trì hoãn công việc của mình, có người vẫn mang công việc về nhà làm online. Bạn có chắc với tôi là, thời gian ở nhà bạn vẫn giữ được nét sinh hoạt như thường ngày không? Thức dậy lúc 6h, ngủ lúc 10h30p? Hay bạn bắt đầu ăn sáng vào lúc 9h sáng, mỗi đêm bạn phải đọc hết 1 quyển tiểu thuyết dài rồi mới chịu đi ngủ? Bạn thuộc nhóm đối tượng nào?

Đối với những người có rối loạn tâm lí, họ rất dễ có xu hướng trì hoãn việc thức giấc đúng giờ, điều này xuất phát từ suy nghĩ chán nản và buồn bã vì không được ra ngoài.

Những thay đổi trong thói quen ngủ như khoảng thời gian ngủ, thời gian thức giấc, thời lượng giấc ngủ hoặc tình trạng mất ngủ trong những ngày giãn cách đều có thể được coi là các dấu hiệu của trầm cảm hoặc lo lắng.

Phân biệt phản ứng sợ hãi và vấn đề tâm lý

Ranh giới giữa sự lo lắng bình thường và sự lo lắng do vấn đề tâm lí là rất nhỏ, khó có thể xác định được chính xác được 2 vấn đề này.

Tuy nhiên, khi nỗi sợ kéo dài, với mức độ cao, gây ra căng thẳng liên tục sẽ làm cho tinh thần bạn trở nên cáu kỉnh, sợ hãi nghiêm trọng, trầm cảm và có thể gây ra nhiều rối loạn cảm xúc khác.

Hiện nay, mức độ nguy hiểm và mức độ lây lan của covid ngày càng nhanh, mối nguy hiểm này có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào, nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, thậm chí là giảm thời gian để bạn được giải trí, xả stress ở ngoài trời,…. Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng và nhận thấy rằng nó đang ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ hoặc cách ăn uống của bạn, đừng ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để cân bằng những cảm xúc này. Và đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho bạn và cộng đồng, hãy tìm hiểu các khóa trị liệu online, giá trị của các buổi trị liệu sẽ là phương thức tốt để giúp bạn chữa lành vết thương tinh thần và biết cách phòng tránh chúng.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

One thought on “Bạn chính là nạn nhân của tâm lí

  1. Pingback: Bố mẹ “Oằn mình” trở tay để con học trực tuyến - Braincare

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo