Có phải học sinh thường xuyên gặp vấn đề tâm lí như thế này?

Tổng quan của vấn đề

  • Học sinh trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lý phổ biến và đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cảm xúc cũng như hành vi của người bệnh. Lâu dần sẽ khiến họ mất niềm tin vào cuộc sống và tìm đến cái chết để giải thoát bản thân.
  • Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ở lứa tuổi học sinh có những biến đổi về tâm sinh lý, cộng thêm thay đổi về hormone(1) trong giai đoạn dậy thì cũng ảnh hưởng tới tinh thần và hành vi của các em. Trẻ bị trầm cảm sẽ có những rối loạn về cảm xúc, dễ bị tổn thương, không tự điều chỉnh được hành vi, dễ bê trễ học hành…
  • Khi một đứa trẻ hoặc một thanh thiếu niên cảm thấy buồn chán quá thường xuyên, quá nhiều, hoặc quá lâu, em có thể mắc một chứng bệnh rối loạn cảm xúc gọi là trầm cảm.
  • Các rối loạn tâm thần tuổi học đường nói chung và học sinh trầm cảm nói riêng với những yếu tố như áp lực học tập căng thẳng, hay sự thay đổi các mối quan hệ bạn bè cũng có thể khiến học sinh mắc các chứng bệnh về tâm thần. Nhưng vấn đề đáng lo ngại là người bệnh ít được tiếp xúc với việc điều trị. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả học tập và làm việc, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh

  • Yếu tố di truyền trong gia đình: Nếu người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì các bạn học sinh có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường. Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 46% các cặp song sinh cùng trứng sẽ cùng mắc trầm cảm(2). Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì sau khi sinh con cái có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.
  • Thói quen xấu: Những thói quen xấu trong cuộc sống như uống rượu, hút thuốc, thức khuya, dậy quá trễ, không luyện tập thể dục, nghiện game… sẽ làm trẻ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, ở mức độ cao dễ dẫn tới bệnh lý trầm cảm. Điều nguy hiểm là, bệnh trầm cảm có nguy cơ tái phát rất cao, đợt sau nặng hơn đợt trước và có thể dẫn tới toan tính tự tử, tự tử thành công.

  • Thay đổi hormon trong cơ thể, đặc biệt ở tuổi dậy thì: Trầm cảm là rối loạn tâm thần dễ mắc phải ở lứa tuổi dậy thì do những thay đổi từ lượng hormon trong cơ thể, áp lực từ xung quanh, từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích…. Khi bị trầm cảm, các em thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Thậm chí, rất nhiều bạn chỉ quan tâm và sống trong thế giới “ảo”. Nguy hiểm hơn, stress và trầm cảm ở tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự tử. Những áp lực về tâm lý của các em nếu không có người giúp giải tỏa thì về lâu dài sẽ ngày càng đè nặng lên, khiến các em có thể bị các rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc và rối loạn tâm thần.
  • Áp lực học hành thi cử: Tại Việt Nam, số lượng học sinh gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần đang báo động ở mức độ cao. Nguyên nhân chủ yếu là do những tác động trong cuộc sống trong đó có học hành, thi cử. Chính những bức xúc không được giải tỏa đã khiến các em tìm đến cái chết. 
  • Không được gia đình quan tâm đúng cách: Phụ huynh ngày nay dường như kỳ vọng vào con cái lớn hơn so với trước đây. Tuy nhiên, nếu bố mẹ kỳ vọng vào con cái thì càng phải quan tâm tới vấn đề học tập và sinh hoạt của con hơn. Bởi nếu chỉ đặt kỳ vọng vào con mà không đồng hành cùng với con, thì sẽ chỉ mang đến áp lực và phát sinh nguy cơ dẫn đến tỉ lệ học sinh trầm cảm ngày càng cao.

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

  • Chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể biểu hiện dưới dạng tâm trạng buồn chán, cáu giận hoặc cực kỳ nhạy cảm.
  •  Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
  •  Da mặt xanh xao.
  • Không làm chủ được cảm xúc cá nhân:Dễ cáu giận, bị kích động hoặc luôn buồn bã, khóc lóc, la hét không nguyên nhân
  •  Luôn mệt mỏi, ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ.
  •  Thường xuyên dùng mạng xã hội.
  •  Ngại giao tiếp xã hội.
  •  Trốn học hoặc tìm mọi lý do để nghỉ học.
  • Lơ là trong việc học: Không tập trung việc học, khó học thuộc bài, hay quên.

 

  • Có xu hướng tự làm hại bản thân như rạch tay.
  • Có suy nghĩ tự tử.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên có thể khó nhận biết và mô tả về cảm xúc và cảm giác của các em. Các em có thể vẫn chưa biết cách bộc lộ bản thân bằng từ ngữ. Các em có thể biểu hiện cảm xúc của mình qua hành vi. Đôi khi những người lớn hiểu lầm những hành vi này là hành động không vâng lời hoặc thích thể hiện, nhưng đó có thể là các dấu hiệu của chứng trầm cảm.
  • Học sinh là lứa tuổi các em ở trong giai đoạn gặp nhiều biến động, vì vậy nếu bố mẹ thấy con có những biểu hiện khác thường, hãy tâm sự và tìm cho con chuyên gia tâm lí để được hôc trợ kịp thời.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo