- Một ngày bạn bỗng nhận được tin nhắn của đứa HS thế hệ 10X “Cô ơi! Con chán nản mọi thứ. Con muốn chết”. Bạn tự hỏi “Sao cuộc đời đẹp vậy mà nó muốn chết nhỉ”!. “Ba mẹ chúng có biết điều này không?” Bạn có bao giờ đặt mình vào vị trí những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi chơi đó để suy xét? Bạn có bao giờ đặt mình vào vị trí con mình để hiểu xem chúng đang nghĩ gì? “Thế hệ cô đơn” hay hội chứng cô đơn để chỉ những đứa trẻ sống trong xã hội hiện đại mà mất kết nối trong chính gia đình của mình, với quá trình lớn lên của mình, trong tình bạn, tình yêu, mất kết nối với chính bản thân mình.
- Điều nguy hại là sự cô đơn kéo dài dẫn đến những hệ lụy khó lường như tỉ lệ trẻ vị thành niên trầm cảm ngày càng tăng, kèm theo đó tỉ lệ tự sát là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 ở trẻ (12- 25). Ở Việt Nam theo số liệu của Quỹ Nhi đồng năm 2020 có 10-29% trẻ em tuổi vị thành niên mắc rối loạn tâm thần.
- Sự cô đơn của chúng có lỗi của chúng ta không? Tại sao chúng lại cô đơn đến vậy? Đâu là căn nguyên cho sự cô đơn của trẻ?
- Khi chông chênh, cô đơn, lạc loài, thành lũy cuối cùng để trẻ trốn vào sau những tổn thương ngoài xã hội là gia đình cũng đang rạn nứt một cách đáng báo động. Kết nối giữa cha mẹ và con cái trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết. Cũng bởi sự phát triển chóng mặt của thế giới phẳng đẩy cái tôi của mỗi người lên quá cao. Chủ nghĩa cá nhân được tung hô, ngưỡng vọng. Sự tôn sùng chủ nghĩa cá nhân khiến mọi người trong gia đình đều rút vào cái kén của mình, không đụng chạm quá sâu vào thế giới riêng tư của con cái mình. Điều đó có mặt tích cực nhưng mặt tiêu cực là đẩy các thế hệ ngày càng xa nhau hơn.
- Thế giới ảo không những gây nghiện cho trẻ con mà còn cho cả người lớn. Chúng ta mất quá nhiều cho mối quan hệ ảo, mà mất dần kết nối với gia đình, con cái của mình. Social media mang đến nhiều giá trị nhưng nó cũng khiến cuộc sống trở nên thiếu riêng tư và những kết nối thật. Quan hệ xã hội dừng lại ở những nút share, like, block. Điều này thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn với sự xuất hiện của đại dịch Covid. Càng ngày chúng ta càng trở nên cô đơn hơn trong chính gia đình của mình – những đứa trẻ cô đơn và những ông bố, bà mẹ cô đơn.
- Ngoài ra, áp lực so sánh và tự so sánh với người khác từ ông bà, cha mẹ, đến bạn bè đồng trang lứa. Những đứa trẻ chưa phát triển ổn định về mặt nhân cách rất dễ tác động của môi trường xung quanh. Họ thấy mình thua kém bạn bè, anh chị và tự cho rằng bản thân vô dụng, không có tài năng. Người trẻ và đáng thương hơn là cả bố mẹ chúng luôn không thấy mình hoàn hảo, dù họ có giỏi cỡ nào. Cha mẹ chịu áp lực kinh tế quá nặng nề trong cuộc sống hiện đại. Thời gian dành cho con là rất ít ỏi. Thường là chúng ta có suy nghĩ có tiền là con sẽ có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.
- Trên hành trình đi tìm những thứ hoàn hảo đó, họ mang con mình ra làm đồ trang sức. Áp lực học tập là nguyên nhân hàng đầu cho sự stress ở trẻ. Trẻ em ngày nay hầu như không có tuổi thơ. Chúng liên miên trong bài vở và kỳ thi. Kỳ vọng của ba mẹ đặt vào chúng như tảng đá vô hình mà chúng phải mang suốt đời.
- Chúng không hiểu học để làm gì? Khi đặt câu hỏi này cho cha mẹ chúng thì có đến trên 90% cha mẹ trả lời là “Để con có cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn” Nhưng tôi nghi ngờ câu trả lời này và đồ rằng ba mẹ chưa hiểu “Thế nào là hạnh phúc”.
- Tôi đã nghe rất nhiều những trường hợp như đứa trẻ 10-15 mà tự làm đau mình bằng cách cắt tay đến chảy máu, những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi mà đập đầu vào tường đến ngất đi. Đây là bài toán nan giải cho chính chúng ta – những người làm cha mẹ.
- Hãy cứu lấy con em chúng ta! Làm sao để chúng có hạnh phúc thật sự? Không ai khác chính chúng ta mới làm được điều đó “bàn tay đưa nôi chính là bàn tay thống trị thế giới”. Cha mẹ hãy thật tỉnh táo, thông thái chọn cho con môi trường phù hợp, giảm tải việc học, tăng việc học đạo đức, kỹ năng. Cha mẹ hãy học để trở thành người bạn thật sự của con. Những điều này nghe tưởng dễ nhưng khó khăn vô cùng. Vì chúng ta đang ở trong guồng quay của xã hội, chúng ta chịu chịu tác động của hệ ý thức đã ăn sâu vào máu. Phải thật dũng cảm chúng ta mới thoát ra được guồng quay đó. Nhưng để con cái trở thành một cá nhân trong thế hệ cô đơn hay trở thành người hạnh phúc là phụ thuộc phần lớn vào định hướng của ba mẹ!
Ps; Trên đây là suy nghĩ của cá nhân tôi, có thể có nhận định phiến diện. Rất mong được sự chia sẻ của cả nhà để việc giáo dục con trở nên hiệu quả hơn, để con chúng ta trở thành những đứa trẻ hạnh phúc thật sự. Chỉ mong rằng tất cả chúng ta “hãy coi con là mình, đừng coi con là con“!
- Để giải quyết hiện trạng này đòi hỏi sự chung tay của cả gia đình và xã hội
- Các tổ chức xã hội nên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho thanh niên để chúng hiểu về công việc mình sẽ làm trong tương lai.
- Người trẻ nên tìm công việc phù hợp và đam mê, đừng bị chạy theo tiền mà làm công việc quá sức. Cha mẹ không nên bắt con theo lĩnh vực mà trẻ không thích. Công việc mà trẻ bắt buộc phải làm cả đời vô tình đã đẩy trẻ vào chỗ chán ghét rồi sinh cảm giác tiêu cực.
- Nên tiết kiệm và có kế hoạch chi tiêu phù hợp ngay từ khi còn trẻ.
- Tình yêu giữa trên tình cảm đích thực giữa 2 bên. Một người bên bạn cả đời phải là người thấu hiểu, chia sẻ.
- Người trẻ nên nhận ra được giá trị bền vững nhất vẫn là những mối quan hệ thật ngoài đời sống. Thiết lập mối quan hệ bền chặt với gia đình và những người xung quanh. Bỏ đi những kết nối ảo không có giá trị gì trong cuộc đời bạn.
- Hãy tìm kiếm niềm vui từ những yếu tố vượt ngoài vật chất như sự sáng tạo, các mối quan hệ hay thiên nhiên.
- Hãy dành thời gian trong này để tĩnh tâm và thiền, yoga, để biết ơn và lắng nghe cuộc sống.
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn