Test tăng động giảm chú ý (ADHD) và rối loạn lo âu ở trẻ

(Dành cho con từ 4 đến 18 tuổi và mục đích giúp sàng lọc sớm các nguy cơ để ngăn chặn kịp thời thay bằng vô tình để bị phát triển).

————–

Trong xã hội hiện đại bất kỳ đứa trẻ nào cũng có nguy cơ tiềm ẩn của các dấu hiệu tăng động giảm chú ý, tâm lý và trầm cảm lo âu. Các triệu chứng này có thể khiến cho cuộc sống và sinh hoạt của con bị ảnh hưởng.

Tăng động giảm chú ý (ADHD) không phải là bệnh mà là một hội chứng liên quan đến bất ổn về khả năng tập trung, tâm lý, cảm xúc, nhận thức và hoạt động hành vi của trẻ. Thường nó được hình thành từ thời thơ ấu và chỉ phát triển rõ nét mạnh mẽ bất ổn khi phải từ 7 đến 8 tuổi trở ra (khi đi học văn hóa) và lúc này nó đã là rất muộn khi việc học hành của con trẻ trở nên rất khó khăn.️

 

Hậu quả của các triệu chứng ADHD – Rối loạn tâm lý lo âu – Trầm cảm

Các hậu quả khi con trẻ mắc ADHD

  • Trẻ bị tăng động giảm chú ý có nguy cơ cao mắc các rối loạn về tâm lý nguy cơ cao là trầm cảm. Theo các nghiên cứu trẻ bị ADHD có khả năng bị trầm cảm cao hơn gấp 5 lần so với trẻ em không bị ADHD.
  • Khi trẻ bị tăng động giảm chú ý ADHD thường gây hậu quả nặng nề đến thành tích học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ…chưa dừng lại nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
  • Ngoài ra, đến tuổi trưởng thành, nhiều trẻ bị ADHD còn có những hành vi không tốt cho xã hội như nghiện game, cờ bạc, rối loạn hành vi xung động, đặc biệt là xung động bạo lực… Do đó, việc phát hiện và can thiệp ngay từ khi còn nhỏ là yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống sau này của một đứa trẻ mắc hội chứng ADHD.

Các hậu quả khi con trẻ bị chứng rối loạn lo âu

  • Rối loạn lo âu có thể cản trở con bạn kết bạn, phát biểu trong lớp, tham gia các hoạt động xã hội và ở trường. Trẻ thường có cảm giác xấu hổ, sợ hãi, cô đơn. Nếu không được điều trị, trẻ rối loạn lo âu có nguy cơ cao gặp khó khăn ở trường, bỏ lỡ những trải nghiệm xã hội quan trọng, dễ nghiện…
  • Rối loạn lo âu khiến cho con trẻ luôn có cảm giác bất an, lo âu, sợ hãi. Điều này khiến cho con luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán nản với cuộc sống hiện tại.
  • Rối loạn lo âu khiến cho con trẻ sống khép kín, ngại giao tiếp xã hội. Điều này kéo theo những hệ lụy xấu trong học tập và công việc, cuộc sống, các mối quan hệ xã hội của con.
  • Rối loạn lo âu cũng khiến cho sức khỏe của con trẻ bị giảm sút do mất ngủ, gặp các vấn đề về tiêu hóa.
  • Rối loạn lo âu cũng khiến con có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn bình thường.

Cách thức sàng lọc sớm như thế nào?

Để Test chẩn đoán ADHD hay bất cứ biểu hiện của chứng lo âu, trầm cảm nào của con thường sẽ mất nhiều chi phí, thời gian chưa kể không tìm được đúng nơi, đúng chỗ, đúng địa điểm mình cần đặc biệt đa số triệu chứng hành vi của con trẻ chỉ là vấn đề tâm lý và nguyên nhân gốc chủ yếu bắt nguồn từ phương pháp và môi trường nuôi dạy con.

Nhằm giảm áp lực về thời gian và tiền bạc cho cha mẹ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tâm lý tâm huyết với hơn 20 năm kinh nghiệm và có hàng ngàn lượt test cho các con ở từng độ tuổi sẽ thực hiện test sàng lọc sớm qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo