Dịch COVID-19 đang là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, tạo ra bầu không khí lo ngại ở nhiều nơi và trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Nó không chỉ gây ra tổn thất về mặt sức khỏe thể chất mà còn ẩn chứa những tác động không nhỏ đến tinh thần mỗi cá nhân.
2. Làm thế nào để nâng cao sự lành mạnh tinh thần trong mùa Covid?
Nghỉ ngơi, thư giãn
Bận rộn, căng thẳng kéo dài có thể khiến cho bạn kiệt sức và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần. Những khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn là rất cần thiết để lấy lại cân bằng cho tâm trí của bạn.
Nó có thể chỉ là năm phút nghỉ giải lao trong khi bạn đang làm bài tập, một bữa ăn trưa, hoặc một tuần nghỉ dưỡng để khám phá nơi nào đó mới. Chỉ một vài phút thư giãn có thể sạc lại năng lượng cho bạn. Hãy cho bản thân mình thêm nhiều khoảng thời gian lấy lại năng lượng. Những lúc nghỉ ngơi, bạn có thể hít thở sâu, thực tập yoga, thiền hoặc nghe nhạc, vẽ tranh, hay chỉ đơn giản là ngồi im lặng. Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy cho phép bản thân được ngủ.
Học kỹ năng mới
Nghiên cứu chỉ ra rằng học kỹ năng mới có thể giúp nâng cao sự lành mạnh tinh thần thông qua tăng cường sự tự tin và coi trọng bản thân, đem lại cho bạn cảm nhận về mục đích, cảm nhận thành tựu, cũng như giúp bạn kết nối với người khác.
Bạn có thể thử học nấu một món ăn mới, học thêm một ngoại ngữ, học cách sửa chữa một đồ dùng trong nhà, học sáng tác truyện, học vẽ tranh, hoặc học cách điều hòa cảm xúc, hay bất cứ kỹ năng nào mà bạn cảm thấy hứng thú. Hãy coi đây là cơ hội để bạn trải nghiệm và mở rộng bản thân thay vì là một cố gắng để vượt qua một kỳ thi hay có được một chứng nhận nào đó.
Làm việc mình yêu thích
Làm việc mình thích hay những việc mà bạn có khả năng hoàn thành tốt có thể giúp bạn cảm thấy tích cực về bản thân mà qua đó làm giảm sự buồn chán, căng thẳng, hay âu lo. Bạn thích làm gì? Bạn có thể chìm đắm trong những hoạt động nào? Có thể bạn thích đọc truyện, nghe nhạc, chơi đàn, xem phim, chơi bóng, đi dạo, dọn dẹp nhà cửa, cắm hoa, vẽ tranh, sáng tác thơ, viết truyện, sưu tập, hoặc chia sẻ với bạn bè những ý tưởng của mình.Thực hiện những hoạt động mà mình yêu thích có thể đem lại cho bạn khoảng thời gian thư giãn, cũng có thể giúp bạn khám phá, thử thách, hay bộc lộ bản thân mình.
Coi trọng bản thân
Coi trọng bản thân không chỉ là thấy được những điều tốt ở bản thân mình. Nó là thái độ cởi mở nhìn nhận những khả năng của chúng ta và cả nhưng điểm yếu, chấp nhận chúng, và làm điều tốt nhất với những gì chúng ta có. Coi trọng bản thân nghĩa là nhận diện con người độc nhất của bạn, sử dụng sự tự tin đó để theo đuổi những giá trị và sở thích của mình mà không so sánh với người khác.
Tất cả chúng ta đều khác biệt. Chấp nhận rằng bản thân mình là độc nhất thay vì mong rằng mình sẽ giống với một ai đó khác là một thái độ lành mạnh đối với tinh thần của bạn. Cảm thấy tốt về bản thân sẽ làm tăng sự tự tin để có thể học hỏi những kiến thức và kỹ năng mới, thăm thú những địa điểm mới, và trở nên thân thiết với những người bạn mới. Coi trọng bản thân cũng giúp cho bạn ứng phó hiệu quả hơn với thử thách trong cuộc sống. Hãy tự hào về con người mình. Nhận diện và chấp nhận những điều mà bạn chưa tốt nhưng đồng thời cũng tập trung vào những gì bạn có thể làm được hiệu quả. Nếu có điều gì ở bản thân mình mà bạn muốn thay đổi, điều đó có thực tế không? Nếu có, hãy thực hiện từng bước một để đạt được mong muốn đó.
Hình thành những cách đối phó hiệu quả
Tất cả chúng ta đều sẽ có lúc rơi vào tình trạng stress khi phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, nguy hiểm trong cuộc sống. Đó có thể là khó khăn về học tập, công việc, tài chính, các mối quan hệ xã hội, hay về sức khỏe như tình hình dịch bệnh hiện nay.
Đứng trước một khó khăn gây stress, nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta có thể sử dụng một hay nhiều chiến lược ứng phó trong số 10 chiến lược ứng phó sau đây nhằm giải quyết vấn đề hoặc làm giảm tình trạng stress:
- Giải quyết vấn đề: Cố gắng nghĩ ra cách giải quyết, hỏi xin ý kiến và sự trợ giúp từ người khác, hay hành động để giải quyết vấn đề.
- Điều hòa cảm giác: Cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình, lấy lại bình tĩnh (hít thở, nghe nhạc, đi dạo, v.v.), kiềm chế và giải tỏa cảm xúc vào lúc thích hợp.
- Bộc lộ cảm xúc: Giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách chia sẻ, giải tỏa cảm xúc bằng hoạt động yêu thích, tìm kiếm sự cảm thông, thấu hiểu, và ủng hộ.
- Chấp nhận: Chấp nhận bản thân mình, học cách chấp nhận cuộc sống, chấp nhận mọi chuyện diễn ra theo cách của nó.
- Sao nhãng: Tạm thời nghĩ sang chuyện vui vẻ, chuyển sự chú ý sang hoạt động khác (chơi thể thao, dọn dẹp), tạm thời tưởng tượng ra điều gì đó vui vẻ, thú vị.
6. Thay đổi nhận thức: Tự nhủ rằng mọi chuyện đã có thể tệ hơn, hoặc chuyện này không có gì to tát, hay mọi chuyện cũng không quá tệ.
7. Suy nghĩ tích cực: Tự nhủ rằng mình có thể vượt qua, rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn thôi, tự nhủ rằng mình cũng học được điều gì đó.
8. Chối bỏ: Hành động như thể vấn đề chưa từng xảy ra, tự thuyết phục rằng chuyện này không có thật, cố gắng tin rằng vấn đề chưa từng xảy ra.
9. Né tránh: Cố gắng không cảm thấy những cảm xúc tiêu cực, cố gắng quên đi vấn đề, tránh xa những gì liên quan đến vấn đề.
10. Mong ước: Ước bản thân đã mạnh mẽ, mong rằng vấn đề sẽ tự động qua đi, ước rằng ai đó xuất hiện giúp mình.
Chăm sóc sức khoẻ tinh thần là một công việc chúng ta cần cùng chia sẻ. Chính bạn cũng có thể chủ động hỗ trợ những người xung quanh đang gặp khó khăn tâm lý bằng cách hiện diện, sẻ chia, giúp đỡ dựa trên các gợi ý này!
Đọc thêm: Cấp báo! Bài viết chỉ giành cho những người sắp bị Covid tấn công
Nguồn: ST
Đánh giá can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.