Tôi là một bà mẹ nghiêm khắc, tôi sinh ra trong một gia đình truyền thống, con cái luôn phải đặt trong vòng tay và sự dẫn dắt của người lớn. Có thể nói, tôi đã trải qua thời thơ ấu đầy rẫy sợ hãi, cô đơn, bất lực. Vì thế, bây giờ tôi cũng đang là một bà mẹ, trong thâm tâm tôi luôn muốn gia đình tôi là nơi không có sợ hãi, là nơi mà cả nhà muốn thuộc về. Tôi luôn cố gắng nhìn nhận lại mọi hành động của mình từng ngày, từng ngày để đạt được mong muốn đó, với mục đích cao cả hơn đó là xây dựng nên gia đình hạnh phúc.
Nói như thế không phải 100% tôi đều làm được, tôi đã từng có những lần áp đặt con, áp đặt ở đây bao gồm cả những “điều tốt” và cả những “điều vô lý”. Điển hình như: “Con cần học bài cũ trước khi đến lớp, con có năng khiếu tiếng anh thì con nên đi học thêm tiếng anh tại nhà cô giáo; Con cần ăn món này để bổ sung canxi, con không được ăn xúc xích vì nó độc lắm,… Và lẽ đương nhiên, con tôi sẽ làm theo những gì mẹ nói, kể cả những điều con không thích nhưng vì 2 chữ “hài lòng” nên con đành “chấp nhận”.
Con gái bẻ bỏng của tôi có thể nói đã làm tôi hài lòng trong suốt 10 năm qua: Con luôn được danh hiệu Học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 5; con được nhiều lần nhà trường đưa đi thi học sinh giỏi các cấp; về nhà, con giúp mẹ rửa bát, tự giác ngồi vào bàn học; biết giúp đỡ bố mẹ rửa bát, quét nhà, dọn dẹp,… Gia đình êm ấm, con ngoan, nghe lời, học hành giỏi giang.
Con gái chuyển cấp lên lớp 6, mọi thứ mới mẻ hẳn đối với con. Con cũng nhiều áp lực hơn từ việc học ở trường. Tôi bắt đầu thấy việc học của con có vấn đề khi con làm bài tập về nhà và hỏi tôi cách làm nhiều bài tập, những câu hỏi mà tôi thường nói với con rằng “câu hỏi vớ vẩn”. Lần 1 tôi giải thích nhỏ nhẹ, lần 2 tôi phải kiềm chế bản thân và lâu dần, tôi đã “nổi cơn lôi đình” trước mặt con. “Con học hành kiểu gì thế. Con phải học hiểu chứ! Sao lại học kiểu thuộc theo dạng thế này?!” Rồi tôi ra sức giao bài và chữa bài cho con, 11h đêm 2 mẹ con đi ngủ trong im lặng”.
Con gái bẻ bỏng của tôi có thể nói đã làm tôi hài lòng trong suốt 10 năm qua: Con luôn được danh hiệu Học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 5; con được nhiều lần nhà trường đưa đi thi học sinh giỏi các cấp; về nhà, con giúp mẹ rửa bát, tự giác ngồi vào bàn học; biết giúp đỡ bố mẹ rửa bát, quét nhà, dọn dẹp,… Gia đình êm ấm, con ngoan, nghe lời, học hành giỏi giang.
Con gái chuyển cấp lên lớp 6, mọi thứ mới mẻ hẳn đối với con. Con cũng nhiều áp lực hơn từ việc học ở trường. Tôi bắt đầu thấy việc học của con có vấn đề khi con làm bài tập về nhà và hỏi tôi cách làm nhiều bài tập, những câu hỏi mà tôi thường nói với con rằng “câu hỏi vớ vẩn”. Lần 1 tôi giải thích nhỏ nhẹ, lần 2 tôi phải kiềm chế bản thân và lâu dần, tôi đã “nổi cơn lôi đình” trước mặt con. “Con học hành kiểu gì thế. Con phải học hiểu chứ! Sao lại học kiểu thuộc theo dạng thế này?!” Rồi tôi ra sức giao bài và chữa bài cho con, 11h đêm 2 mẹ con đi ngủ trong im lặng”.
Nói thật, tôi luôn muốn chứng tỏ mình là một bà mẹ hiểu con, nhưng trong tư tưởng của tôi vẫn đang bị sống trong cái bóng của sự giỏi giang của đứa cháu con bên chồng (năm nay học lớp 7, cùng trường với con gái tôi). Dần dần, tôi bắt đầu có sự so sánh, lo lắng cho tương lai của con, “Con có muốn học giỏi Tiếng Anh để đi thi như chị Linh không?”, “Con còn nhút nhát và chưa tự tin bằng chị Linh, con có thấy thế không”, “Hôm qua mẹ thấy chị Linh mua tặng bố chị một chiếc áo bằng tiền tiết kiệm đó, còn con gái mẹ chắc còn lâu mới làm được như chị Linh nhỉ?”,… Con bắt đầu nói ra miệng những lời nói tự ti như: “Con không làm được”, “Con không bao giờ bằng được chị Linh”, “Mẹ thất vọng về con đúng không ạ?”,… Lúc nào con cũng trong tình trạng ủ rũ, mệt mỏi.
Nhiều lúc tôi muốn buông tay, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy thương con. “Mình còn không dạy được con thì chờ ai dạy con?” nên tôi lại gồng mình lên để tiếp tục.
Tôi đã thay đổi bản thân và xử lý thế nào?
Trước hết tôi tự nhận thấy mình phải thay đổi từ trong nhận thức của mình. Tôi ngồi lại với con và nhận lỗi với con rằng tôi đã áp đặt con. Tôi xin lỗi con. Sau đó tôi hỏi con tại sao con không hiểu bài? Con trả lời “Thật sự con không hiểu mẹ ạ, bài toán đó quá sức đối với con chứ không phải con cố tình làm như thế”. Lời giải thích của con đã làm tôi “bừng tỉnh”. Quả thực, trước đó, tôi chưa đặt mình vào con, tôi cứ nghĩ “Sao các bạn khác đều hiểu nhưng con mình lại không”, “Tại sao con chơi với chị Linh nhiều như thế mà không chịu khó học hỏi thêm những điều tốt của chị nhiều hơn”,… Nhìn cô con gái 10 tuổi trước mặt, tôi thấy thương con vô cùng. Kể từ đây, tôi đang dần dần thay đổi mình theo hướng tích cực, lắng nghe và hiểu con nhiều hơn. Mỗi ngày tôi giành ra khoảng 30 phút để cùng tâm sự, hỏi han và trao đổi với con.
Hy vọng bố mẹ đừng áp đặt ý muốn của mình vào con, cho dù là “vì tốt cho con”. Con là một cá nhân độc lập, con có suy nghĩ và cần có động lực của chính mình, để được ước mơ, được phấn đấu vì ước mơ đó, và sẵn sàng vượt qua khó khăn vất vả, biết rút kinh nghiệm từ thất bại để đến được thành công.
Tôi đã thay đổi bản thân và xử lý thế nào?
Trước hết tôi tự nhận thấy mình phải thay đổi từ trong nhận thức của mình. Tôi ngồi lại với con và nhận lỗi với con rằng tôi đã áp đặt con. Tôi xin lỗi con. Sau đó tôi hỏi con tại sao con không hiểu bài? Con trả lời “Thật sự con không hiểu mẹ ạ, bài toán đó quá sức đối với con chứ không phải con cố tình làm như thế”. Lời giải thích của con đã làm tôi “bừng tỉnh”. Quả thực, trước đó, tôi chưa đặt mình vào con, tôi cứ nghĩ “Sao các bạn khác đều hiểu nhưng con mình lại không”, “Tại sao con chơi với chị Linh nhiều như thế mà không chịu khó học hỏi thêm những điều tốt của chị nhiều hơn”,… Nhìn cô con gái 10 tuổi trước mặt, tôi thấy thương con vô cùng. Kể từ đây, tôi đang dần dần thay đổi mình theo hướng tích cực, lắng nghe và hiểu con nhiều hơn. Mỗi ngày tôi giành ra khoảng 30 phút để cùng tâm sự, hỏi han và trao đổi với con.
Hy vọng bố mẹ đừng áp đặt ý muốn của mình vào con, cho dù là “vì tốt cho con”. Con là một cá nhân độc lập, con có suy nghĩ và cần có động lực của chính mình, để được ước mơ, được phấn đấu vì ước mơ đó, và sẵn sàng vượt qua khó khăn vất vả, biết rút kinh nghiệm từ thất bại để đến được thành công.
Đánh giá và trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.
Đăng kí tư vấn