Cộng đồng mạng mấy ngày hôm nay đang rộ lên clip nam sinh 16 tuổi nhảy lầu từ tầng 28 xuống gây thương vong vào ngày 1 tháng 4 vừa qua. Nguyên nhân được xác định là do áp lực học tập và do những rạn nứt trong tình cảm giữa con và bố mẹ.
Sự kì vọng, thiếu quan tâm và chưa hiểu được tâm lý của con,… đã dần dần tạo ra một khoảng cách lớn trong gia đình, thậm chí gây ra nhiều vấn đề về tâm lý cho con trẻ như trầm cảm, dẫn đến cái kết đáng tiếc đó là thương vong.
Bố mẹ đã hiểu đúng về tâm lý của con, click ngay.
Trong cuộc sống nhiều áp lực ngày nay, cha mẹ liên tục phải đối mặt với những khoảnh khắc bực bội và dễ dàng gây ra những tổn thương cho con cái mình. Tất nhiên, không phải chúng ta làm như vậy có nghĩa chúng ta là cha mẹ tồi nhưng có một sự thật phải thừa nhận là những khoảnh khắc đau lòng này có thể ảnh hưởng sâu sắc tới con.
Dưới đây, Braincare muốn chia sẻ về những câu nói, những hành động, cách đối xử của bố mẹ có thể gây tổn thương cho con cái, gây tổn thương tâm lý và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ tâm thần của con. Có thể bố mẹ đã từng mắc phải nhưng mình chưa thật sự để ý đến.
- Bỏ qua, hoặc tệ hơn, từ chối/không chấp nhận cảm xúc của con: “Có mỗi thế mà cũng buồn”, “Sao phải khóc vì chuyện đó”… những tuyên bố này là một cách chúng ta vô hiệu hoá cảm xúc của con, cho con thấy cảm xúc của con không quan trọng.
- Làm nhục, làm cho con xấu hổ, hạ thấp lòng tự trọng của con: “Con chẳng làm được cái gì ra hồn cả” hoặc “Không ai muốn có đứa con như mày”… những câu nói này gây tổn thương nặng nề và có thể khiến con cảm thấy mình vô dụng, bất tài.
- So sánh con với người khác: “Mày giống hệt bố/mẹ mày”, “Tại sao con không thể bình thường như những người bạn khác trong lớp?”… những câu này tưởng như vô hại nhưng nó vẫn có thể khiến con cảm thấy mình không đủ tốt. Hãy cẩn thận với những câu so sánh dù đó là vô tình. Mỗi đứa trẻ là duy nhất và đặc biệt theo cách của riêng con.
- Chỉ trích: “Con không nghe lời mẹ nên mới như vậy đó”, “Con bị điểm kém vì con có chịu học tử tế đâu”… lời góp ý mang tính xây dựng khác với lời chỉ trích và đổ lỗi khi nói về thất bại. Quan trọng là chúng ta cùng tìm ra một giải pháp với con.
- Cố gắng chiến thắng con trong một cuộc tranh luận không cần thiết. Ví dụ khi con nói “Con ghét mẹ”, chúng ta đừng vì tức giận hay muốn chiến thắng con mà cũng nói “Mẹ cũng ghét con”. Nó có thể làm tổn thương con. Chúng ta trưởng thành và có khả năng kiềm chế tốt hơn trẻ, không nên mỉa mai mà hãy cố gắng giữ bình tĩnh và kiểm soát cuộc trò chuyện với con.
- Tìm hiểu thêm: Chưa ai biết cách chăm sóc cho trẻ teen mắc trầm cảm
Nếu con người nói những lời tích cực thì cuộc sống sẽ hướng tới những điều tich cực và ngược lại. Nói những điều tiêu cực thật sự không mang lại hiệu quả gì, không chỉ có thể làm tổn thương con mà còn dạy con học về cách xử lý sai trong những tình huống căng thẳng.
Tất nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng giữ cho mình được bình tĩnh. Làm cha mẹ chúng ta vừa phải nuôi dưỡng, giáo dục con và đặt ra những giới hạn rõ ràng với con, duy trì sự kiểm soát và làm gương cho con.
Nhưng hãy thận trọng, tự giải phóng cảm xúc tiêu cực, luyện tập và làm những gì mà chúng ta cảm thấy tốt nhất cho con và bản thân mình bằng cách nghĩ về một mối quan hệ dài lâu (10 năm, 20 năm và nhiều hơn thế) với con.
Giải phóng những suy nghĩ tiêu cực không phải là dễ nhưng không phải là không thể. Hãy liên hệ với Braincare để chúng ta được trải nghiệm và đưa mình hướng tới những suy nghĩ tích cực nhé.
Nguồn: chuyên gia tâm lý Thanh Hương
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.
Đăng kí tư vấn