“Trầm cảm ở nơi hạnh phúc nhất” – Nếu bạn biết điều này

Chào bạn, tôi là Giang, năm nay 30 tuổi. Nay tôi có đôi dòng tâm sự muốn được chia sẻ, bạn sẵn sàng lắng nghe tôi chứ….! Biết đâu bạn lại thấy hình ảnh mình ở đâu đó trong những lời tâm sự của tôi! Cảm ơn bạn!

Con ơi, mẹ đã từng muốn chết

Gửi con gái thân yêu, sinh con ra là lựa chọn, cũng là quyết định của bố mẹ. Chính con là động lực để bố mẹ cùng nhau cố gắng. Háo hức chờ đón ngày con chào đời, mua sắm đủ thứ, chuẩn bị đủ thứ. Nhưng, chính sự có mặt của con đã làm cuộc sống của bố mẹ bị đảo lộn và nhiều lúc khiến mẹ phải thốt ra rằng “Tôi muốn chết”.

              Trắc nghiệm Trầm cảm sau sinh online

Tôi là cô sinh viên tốt nghiệp ở một trường đại học Hà Nội vô tư vô lo, mục tiêu sống của tôi đơn giản lắm, tôi sống để phục vụ và thỏa mãn các nhu cầu của bản thân, tìm kiếm một công việc ổn định, một tấm chồng phù hợp, sinh con đẻ cái và nuôi dạy chúng thành công là ổn rồi. Đến năm 27 tuổi đánh dấu mốc tôi lấy chồng, 28 tuổi 2 vợ chồng quyết định ra ở riêng và thuê nhà ở Hà Nội để sinh sống và đến năm nay tôi tròn 30 tuổi  mới sinh con đầu lòng.

Từ lúc sinh xong cho đến lúc con tôi được gần một tuổi thì tâm trạng của tôi rất tồi tệ. Vì sinh con đầu lòng nên kĩ năng chăm sóc con còn vụng về, lúc nào tôi cũng cảm thấy mình rất khó chịu và cáu gắt. Một giấc ngủ ngon với tôi có lẽ là một điều gì đó rất xa sỉ. Lúc nào tôi cũng cảm giác con bé đang khóc, tiếng khóc cứ văng vẳng bên tai; tôi sợ bị người khác chỉ trích “Mày nuôi con kiểu gì mà con nó không lên được kg nào”; “Thằng bé nhà kia sữa mẹ tốt nên nhìn bụ bẫm thế”,.. trong thâm tâm tôi lúc bấy giờ cảm thấy rất lo lắng và sợ hãi; mỗi lúc con không chịu ăn thì tôi bất lực trước nó, tôi chỉ biết khóc, có những đêm 2 mẹ con khóc hết một đêm.

Đứng trước tất cả những tình huống như thế, tôi luôn tự trách bản thân mình “Một người mẹ mà không thể chăm sóc được cho con”. Thật sự tôi bất lực, rất là bất lực. Suy nghĩ tiêu cực nhiều khi đã khiến tôi nghĩ đến cái chết!

Ôi, không! Chết giải quyết được cái gì đâu!

  • “Chồng chị đâu?”
  • “Chồng tôi đi làm cả ngày”, thời gian ở bên vợ con là rất ít. Tất cả cũng vì miếng cơm manh áo cho gia đình, nhiều lúc về nhà ăn vội ăn vàng bát cơm rồi lại đi. Tôi không trách chồng vì giành ít thời gian cho gia đình, nhưng tôi thấy tủi thân vô cùng, cô đơn, nhiều lúc lạc lõng trong chính mái ấm mà mình lựa chọn. 

Con khóc và nhà cửa bừa bộn; con khóc đòi ti sữa và cơm chưa nấu,…. như một mớ hỗn độn trước mắt vậy. Lúng túng, vò đầu, ức chế, mặc kệ con khóc, tôi cũng khóc, khóc trong bất lực. Ở nhà chỉ có 2 mẹ con trong phòng, chúng thật sự ngột ngạt. Dần dần tôi thích nghi với môi trường ấy và ít đi ra ngoài hơn.

  • “Alo, mẹ ơi! Con bị trầm cảm rồi, con buồn chán và con muốn được giải thoát”
  • “Ai đẻ mà chả vậy, con để một thời gian nữa xem tình hình như nào”.

Vâng, mẹ ạ, con biết đó là lời nói động viên con bớt lo lắng và con cũng hi vọng con sẽ thoát ra khỏi trầm cảm theo thời gian. Nhưng vì mẹ tôi không ở đây nên không hiểu rõ về các vấn đề mà tôt đang gặp phải, nên tôi đành “Thôi, mình đi tìm hướng giải quyết khác vậy”.

                                        ……………………………………………………………..

Bạn ơi, tiếp tục đọc những dòng tâm sự cuối cùng của Giang nhé.

Tôi bắt đầu bắt tay vào công việc tìm hiểu nên biết được mình đang có những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Mặc dù đã cố gắng tự mình vượt qua, tôi cũng phải mất hơn 1 tháng sống trong trạng thái như vậy. Cuối cùng không thể chịu được nữa, tôi đã chia sẻ thẳng thắn với ông xã. Thật không ngờ ngay sau khi nghe tôi nói xong, anh ấy viết đơn xin nghỉ việc làm thêm để ở nhà giúp đỡ vợ. Và tôi cũng thật bất ngờ vì đây là lần đầu tiên anh ấy biết đến tình trạng này của tôi, nếu tôi không chia sẻ với anh ấy có lẽ tôi mãi mãi cô đơn chống chọi. Tôi không biết làm như vậy có hợp lí hay không nhưng kể từ đó tôi cảm giác thoải mái, vui vẻ hơn rất nhiều, tôi được san sẻ, đồng cảm và quan tâm nhiều hơn. Ông bà nội, ngoại biết chuyện cũng tận dụng thời gian sang thăm cháu thường xuyên. Bây giờ tinh thần tôi đã ổn định trở lại, tôi nhìn khuôn mặt bé bỏng của con, thầm nghĩ: “Mẹ thật may mắn vì mẹ đã vượt qua được giai đoạn trầm cảm này”.

Có người bảo tôi rằng: “Không phải ai cũng may mắn và dám chia sẻ tình trạng của mình cho người khác như tôi”, sẽ có những bạn không thể tự gọi tên được những bất thường của bản thân hoặc không biết cách chia sẻ với người khác, để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hậu quả xấu cho chính bạn và những người khác.

 Tìm hiểu thêm: 5 câu thần chú bạn phải “Thuộc như cháo lòng”

Bật mí cách nuôi con thông minh của người Mỹ                                             

Câu chuyện của chị Giang phản ánh một thực tế ngày nay là Trầm cảm rất dễ xuất hiện ở các bà mẹ sau khi sinh và nhiều bà mẹ đang phải chịu đựng nỗi đau một mình, lúng túng đi tìm câu trả lời. Dù bạn đang là cô sinh viên hay là mẹ đã có gia đình sắp sinh con nhưng đang mắc phải các vấn đề về tâm lí lo âu, trầm cảm, đã đến lúc bạn cần dừng lại để lắng nghe chính mình, cho mình một cơ hội để thấu hiểu bản thân hơn, từ đó chia sẻ và tìm đến những giải pháp phù hợp nhất trong thời gian sắp tới.

Đánh giá trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo