Tự tử hay tự do?

Gần đây, chúng ta đã chứng kiến một số trường hợp học sinh chấm dứt cuộc sống của chính mình bằng hành vi Tự tử. Có nhiều quan điểm trái chiều xung quanh việc này. Có người chỉ trích người thân của nạn nhân, cho rằng chính họ là nguyên nhân dẫn đến một kết thúc đầy bi kịch đó. Một số khác lại cho rằng hành vi này là một sự ích kỷ của nạn nhân, họ chỉ đang làm theo phong trào và là một hành động “tàn nhẫn” đối với những người ở lại.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ nói ngắn gọn về những lý do một người quyết định Tự Tử, phải chăng họ chỉ đang làm mọi thứ để có được sự “Tự do” cho riêng mình. Một số quan điểm trong bài viết được trích dẫn từ quan điểm của các nhà tâm lý học nổi tiếng. Chúng ta hãy cùng nhau lật mở những bí mật đằng sau hành vi “Tự tử”.

TỰ TỬ LÀ TỰ DO – ĐIỀU NÀY CÓ THẬT?

Bạn có tin rằng “Những người đang có ý định tự tử là bởi vì họ thật sự muốn được tự do?”. Chúng ta lại quay trở lại với một câu hỏi từ chính mình Tự do có phải là điều ai cũng muốn hướng tới?. Chúng ta luôn đấu tranh để được làm những gì mình muốn, sống cuộc đời mình mơ ước. Vậy chúng ta có chấp nhận sống một cuộc sống với đầy rẫy những cảm xúc tiêu cực mà ta không thể tìm được cách giải quyết? Những người đang có ý định hoặc lên kế hoạch cho việc chấm dứt cuộc sống của chính mình, bản chất họ cũng là những người yêu thích sự tự do. Chẳng hạn như tự do về mặt tâm trí. Bởi vì bên trong họ luôn tồn tại ít nhất một điều gây cảm giác đau đớn, khiến họ không thể nào sống trong sự thoải mái. Họ hoàn toàn không biết cách giải thoát bản thân khỏi vấn đề tiêu cực đó. Và “Tự Tử” có thể là cách duy nhất mà họ có thể làm để cứu lấy sự Tự do cuối cùng của chính mình.

KHÔNG AI MUỐN TỰ TỬ – CÓ THẬT LÀ THẾ?

Có một sự thật rằng, con người khi được sinh ra luôn tồn tại một bản năng là bản năng sinh tồn (bản năng sống). Hãy tưởng tượng khi bạn bị dìm xuống nước, bạn sẽ tìm mọi cách để có thể thở được. Hay khi bạn thấy một chiếc xe lao đến bạn thì tâm lý thông thường bạn sẽ tìm cách né tránh nó nhanh nhất có thể. Và họ cũng vậy. Bản năng muốn được sống của con người vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, rất có thể không ai chỉ vì 1 hành động của người thân, 1 câu nói, hay 1 cách hành xử chưa phù hợp trong 1 thời điểm nào đó mà khiến nạn nhân quyết định “Tự Tử” ngay tức thì. Thường là vì một số nguyên nhân trước đó đã khiến họ có ý tưởng tự tử và lên kế hoạch để thực hiện hành vi đó. Bởi vậy, một người đã lựa chọn Tự Tử là vì họ cảm thấy rằng mình không còn bất kỳ lựa chọn nào tốt hơn thế.

TỰ TỬ KHÔNG PHẢI VẤN ĐỀ CỦA SỰ YẾU ĐUỐI?

Hiện nay ở Việt Nam đang khá lạc hậu và có chiều hướng trở nên tiêu cực và thậm chí là khắc nghiệt – có thể làm nỗi đau của những người có nguy cơ tự sát trầm trọng thêm. Một trong số những quan niệm đó là việc nghĩ rằng “những người có ý định tự sát là yếu đuối, không có đủ nghị lực để vượt qua những áp lực của cuộc sống”. Không chỉ vậy, các vấn đề khác về sức khỏe tinh thần cũng đang bị khá nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của sự yếu đuối, là đáng xấu hổ… Quan niệm này nguy hiểm ở hai phương diện: nó khiến người trong cuộc e ngại, sợ hãi, không dám chia sẻ với ai vì sợ gặp phải những đánh giá nặng nề như vậy; đồng thời, nó cũng khiến những người ngoài cuộc xem nhẹ tính trầm trọng của vấn đề và khó lòng cung cấp những sự hỗ trợ thích hợp cho người trong cuộc. (*)

NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN MỘT NGƯỜI LỰA CHỌN TỰ TỬ?

Từ góc độ khoa học tâm lý, có nhiều nhóm yếu tố nguy cơ khác nhau có thể dẫn dắt một người đến với ý định tự sát. Bài viết này bàn về 2 nguyên nhân chính:

  • Những người có nguy cơ tự tử đến từ bản thân. Ví dụ như xu hướng diễn giải tiêu cực các sự kiện diễn ra trong cuộc sống, thiếu các kỹ năng điều hoà cảm xúc… cũng như từ ngoại cảnh như những biến cố cuộc đời.
  • Ngoài ra, yếu tố quan trọng khác là tình trạng Mất Kết Nối: với chính mình, với người khác, với quá khứ và tương lai, với thiên nhiên môi trường…

Thực trạng Mất Kết Nối này được thể hiện rất rõ trong các gia đình hiện tại – nơi mỗi thành viên có những thiết bị hiện đại trong tay, hầu như chỉ chăm chú vào những kết nối “ảo” đó mà bỏ quên hoàn toàn những kết nối thật đáng ra phải ở mức thân thiết nhất ngay trong nhà mình.

CUỐI CÙNG, NHỮNG VẤN ĐỀ NÀO PHÁT SINH TRONG KHI TA SỐNG CŨNG CHỈ CÓ THỂ ĐƯỢC HOÁ GIẢI KHI TA CÒN SỐNG! (*)

(*)Trích nguồn: Trang TIẾN SĨ LÊ NGUYÊN PHƯƠNG, tóm tắt buổi chia sẻ của thầy Nguyễn Thành Nam và TS. Lê Nguyên Phương. Nội dung được trích dẫn phù hợp với chủ đề bài viết hướng tới. Cảm ơn hai chuyên gia tâm lý học đã có những chia sẻ vô cùng hữu ích. 

 

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo