Trầm cảm là một phần của những thứ ai cũng phải trải qua

Bạn có đồng ý với quan điểm này?

Tôi và cả bạn nữa có ai dám chắc rằng không phải là nạn nhân tiếp theo của trầm cảm? Mới qua đây tôi đã bàng hoàng khi nghe tin người bạn học đã tự sát để lại đứa con thơ còn đang bú mớm. Vì sao nên cơ sự này?

Bạn đã từng là cô gái thông minh xinh đẹp, đã từng là đối tượng săn đuổi của bao công tử. Nhưng cuối cùng bạn bỏ qua mọi định kiến để đi theo tiếng gọi của trái tim. Nhưng cuộc đời ai học được chữ ngờ! Chính người đàn ông bạn đã bỏ cả gia đình, cuộc sống nhung lụa để đi theo đầu gối tay ấp lại bỏ rơi bạn theo người đàn bà khác khi con còn đỏ hỏn. Bạn đã trải qua chuỗi ngày trong tăm tối. Uất hận, không công việc, không người thân, con nhỏ ốm đau quấy khóc…  Và trong một phút giây mất kiểm soát bạn đã tìm đến cái chết để giải thoát. Tôi và những người thân của bạn đã đến bên bạn quá muộn màng.

Giá như!

Thật không sai khi trầm cảm được cho là sát thủ giấu mặt. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sau tim mạch. Xã hội ngày càng phát triển thì sự kết nối giữa người với người càng trở nên lỏng lẻo, thậm chí là đứt gãy. Cũng chính điều này làm tỉ lệ trầm cảm càng ngày càng tăng cao, năm sau cao hơn năm trước. Nếu bạn bị gãy tay người ta sẽ nhìn thấy vết thương của bạn. Nhưng vết thương trong tâm hồn có ai nhìn thấu mà thông cảm, sẻ chia. Chính người trong cuộc còn băn khoăn, mơ hồ, xấu hổ, giấu diếm về căn bệnh của mình. Hãy hiểu về bệnh để tự chữa lành!

Trầm cảm là bệnh gìTrầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong.

Biểu hiện

  • Rối loạn giấc ngủ: Thường xuyên mất ngủ là một trong những nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao dẫn đến các trường hợp bị trầm cảm. Tình trạng mất ngủ sẽ được xác định khi bệnh nhân ngủ ít hơn khoảng 2 tiếng so với những ngày bình thường. Tình trạng nặng hơn là bệnh nhân có thể thức cả đêm và duy trì trong nhiều ngày liên tục khiến cho cơ thể bị suy yếu.
  • Khí sắc trầm buồn: Những bệnh nhân trầm cảm thường có nét mặt ủ rũ, buồn bã, mắt lúc nào cũng đượm buồn, đơn điệu không có năng lượng. Tình trạng chán nản, buồn bã, bị quan, tiêu cực, mất niềm tin kéo dài sẽ làm cho khí sắc bị giảm sút nghiêm trọng.
  • Ăn không ngon miệng: Nhiều bệnh nhân sẽ có hiện tượng giảm cân mất kiểm soát, một số ít lại tăng cân. Khi ăn cảm giác không được ngon miệng, chán ăn, không thèm ăn, thường xuyên nhịn ăn dẫn đến cân nặng giảm nhanh.
  • Mất tập trung, mệt mỏi: Người bệnh sẽ luôn cảm thấy người lừ đừ, mệt mỏi, không có năng lượng và tinh thần tập trung vào bất cứ việc gì. Đối với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh còn không thể thực hiện một số hoạt động thường ngày như đi chợ, giặt quần áo, nấu cơm, dọn dẹp nhà,…

  • Không hứng thú hoặc mất đi sở thích lúc trước: Người bệnh luôn cảm thấy nặng nề, không muốn làm việc gì, đi đứng chậm chạp, không có sức sống. Cảm thấy không còn hứng thú trong bất kì cuộc vui, công việc và cả ham muốn tình dục.
  • Một số biểu hiện sinh lý: Bệnh nhân sẽ thường xuyên đau nhức chân tay. nhức đầu, hồi hộp, mỏi vai gáy,…
  • Cảm giác tội lỗi, vô dụng: Người bệnh trầm cảm thường có những ý nghĩ tiêu cực về bản thân, cảm thấy vô dụng và tuyệt vọng không thể tìm ra được lối thoát, mất hoàn toàn niềm tin vào khả năng của bản thân và tương lại. Luôn cảm thấy có lỗi và làm phiền những người xung quanh.
  • Hình thức bên ngoài: Không chăm chút cho bản thân, quần áo không chỉnh tề, ăn mặc lôi thôi. Lười vệ sinh cá nhân hoặc vệ sinh kém. Thường xuyên giận dữ vô cơ, đôi lúc lại buồn rầu không rõ nguyên do.
  • Có ý định và hành vi muốn tự sát: Đa phần các bệnh nhân trầm cảm đều luôn có ý định muốn nghĩ đến cái chết để có thể tự giải thoát bản thân.

Một số nguyên nhân

  • Trầm cảm do căng thẳng: Thường xuyên chịu nhiều áp lực từ các vấn đề như gia đình, công việc, con cái, kinh tế hoặc do xảy ra một số biến cố như mất tài sản, mất người thân,..cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.
  • Một số chấn thương hoặc tác động mạnh đến bộ não gây ra các rối loạn về thần kinh.
  • Yếu tố di truyền: Theo một số nghiên cứu chuyên khoa củ Mỹ cho biết ADN cũng là một nguyên nhân có thể gây nên bệnh trầm cảm. Nếu bố mẹ hoặc các người thân đã từng hoặc đang mắc bệnh trầm cảm thì con cái có nguy cơ cao gấp 3 lần gặp phải căn bệnh này.
  • Lạm dụng thuốc an thần: Nếu quá lạm dụng các loại thuốc  an thần, thuốc ngủ sẽ khiến cho não bộ bị ảnh hưởng, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.
  • Lạm dụng chất kích thích: Việc lạm dụng quá nhiều rượu bia, ma túy đá, các chất cấm sẽ khiến cho bộ não bị ảnh hưởng trầm trọng.
  • Mất ngủ thường xuyên: Đây được xem là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến bệnh trầm cảm. Việc mất ngủ thường xuyên và kéo dài sẽ làm cho người bệnh suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến tinh thần và cả sức khỏe.

 

Biệp pháp điều trị

Trầm cảm là là bệnh tâm thần kinh có thể chữa hỏi hoàn toàn. Để vượt qua trầm cảm người bệnh cần thực hiện các việc sau:

  •  Xác định được rõ nguyên nhân gây trầm cảm của bản thân. Tìm cách tháo gỡ, cố gắng thoát ra khỏi những áp lực đè nặng cuộc sống của mình như gia đình, công việc… Gánh nặng ở đâu cởi bỏ dần ở đó. Giảm tải công việc bận rộn, thậm chí từ bỏ công việc áp lực, lương cao để tìm công việc nhẹ nhàng và phù hợp hơn. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, lấy việc làm những gì bạn thích làm điều giải tỏa stress.
  • Sai lầm lớn nhất của những người bị stress (căng thẳng) hay sang chấn tâm lý dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng sinh ra trầm cảm là họ không cầu cứu sự giúp đỡ của người thân. Mọi người trong gia đình nên quan tâm, trò chuyện, chia sẻ để người bệnh được giải tỏa căng thẳng, lo âu.
  • Uống thuốc. Lưu ý khi dùng thuốc: Không được tự ý dùng thuốc, dùng thuốc đúng đủ theo phác đò không tự ý bỏ thuốc.

 

  • Vật lý trị liệu: xoa bóp, trị liệu, châm cứu.
  • Giúp họ tìm ra ý nghĩa của cuộc đời như đưa học vào công việc thiện nguyện, giúp đỡ những người khác có hoàn cảnh khó khăn cũng là phương thức tốt giúp họ vượt ra khỏi trầm cảm.
  • Thiền định: Người mắc trầm cảm cũng được các bác sĩ khuyên nên thực hành thiền định mỗi ngày, giúp họ tĩnh tâm, tìm lại giá trị ý nghĩa cuộc sống.
  • Dùng phương thức tâm lý trị liệu: Còn gọi là liệu pháp nói chuyện. Các chuyên gia tâm lý là người thực hiện tốt nhất việc này. Họ là người vừa có chuyên môn, hiểu tâm lý người bệnh vừa là người có thể lắng nghe để thấu cảm mọi tâm tư, lo phiền của người bệnh. Từ đó người bệnh hiểu rõ căn nguyên bệnh trạng của mình, được giải tỏa, được thấu hiểu và dần vượt qua được trầm cảm.

Liệu pháp được cho là tốt nhất hiện nay đối với các bệnh nhân trầm cảm là tâm lý trị liệu. Bởi trầm cảm là tâm bệnh nên việc được giải tỏa, xoa dịu người bệnh lấy lại niềm tin vào cuộc sống mang lại hiệu quả cao.

Đánh giá can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

6 thoughts on “Trầm cảm là một phần của những thứ ai cũng phải trải qua

  1. Pingback: Lo âu tuổi vị thành niên – Đừng để chủ quan “GIẾT CHẾT” tương lai đứa trẻ – Braincare

  2. Pingback: Bị tâm thần phân liệt, chắc chắn bạn phải biết ngay những dấu hiệu này – Braincare

  3. Pingback: Bình minh nào cho em! - Checkingcare

  4. Pingback: Rối loạn lưỡng cực - Những thay đổi thất thường của tâm trạng - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

  5. Pingback: Rối loạn ăn uống: Những điều bạn cần biết! - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

  6. Pingback: Bạn tin vào thế giới tâm linh đến mức nào? - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo