Tôi chưa bao giờ biết đến “Hưng cảm” là gì

Hưng cảm là một dạng rối loạn tâm lý đặc trưng với trạng thái hứng khởi, phấn khích cao độ, dễ bị kích thích, cáu kỉnh, nóng giận và cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng. Chứng hưng cảm có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ cho tới nặng hơn là phát triển các triệu chứng của rối loạn tâm thần như ảo giác, hoang tưởng, đa nghi, gây hấn, bạo lực… cần điều trị kịp thời.

Có thể nói hội chứng hưng cảm là một trường hợp bệnh lý đối nghịch lại với trạng thái trầm cảm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Biểu hiện

Các triệu chứng chính bao gồm:

  • Có mức năng lượng cao hơn bình thường, thường hay cười, nói, hát hò nhưng đột ngột trở nên cáu gắt, kích động, không tự kiềm chế được.
  • Giảm nhu cầu ngủ, có thể chỉ ngủ vài giờ trong ngày.
  • Thích khẳng định bản thân, ưa khoe khoang, hống hách, cái tôi cao.
  • Nói to, nói rất nhiều và rất nhanh.
  • Tư duy hưng phấn, có nhiều ý tưởng và suy nghĩ nảy sinh dồn dập.
  • Dễ bị phân tâm.
  • Hoạt động hưng phấn, bồn chồn, không thể ngồi yên, cảm thấy không mệt mỏi nhưng không thể làm hoàn chỉnh một việc nào.
  • Tăng ham muốn tình dục, có thể trở nên sỗ sàng, suồng sã, không biết xấu hổ.
  • Dễ dàng tham gia hoặc tạo ra các hành vi nhiều rủi ro (như mua sắm, tiêu xài hoang phí, đầu tư mạo hiểm…), 
  • Một số rối loạn khác như thèm ăn, ăn nhiều, ăn nhanh.
  • Người bệnh có thể không nhận ra những thay đổi này ở chính mình và cũng có xu hướng không tin nếu có ý kiến góp ý rằng họ đang hành xử không như lúc bình thường. Khi chúng lắng xuống, người bệnh có thể cảm thấy hối hận hoặc chán nản vì những việc đã làm. Những triệu chứng nặng hơn của bệnh có liên quan đến việc tách rời thực tế, chẳng hạn như:
  • Thấy ảo giác (cảm giác sai về thị giác) hoặc ảo thanh (cảm giác sai về thính giác).
  • Hoang tưởng, phi thực tế trong suy nghĩ (có thể hoang tưởng tự cao cho rằng mình là người có quyền năng, địa vị, thậm chí là thần thánh).

Nguyên nhân

Hưng cảm là 1 giai đoạn thuộc rối loạn lưỡng cực. Nguyên nhân chính xác của rối loạn lưỡng cực vẫn chưa rõ ràng.

  • Nếu trong gia đình từng có người mắc chứng này, các thế hệ sau cũng có khả năng mắc phải.
  • Thiếu ngủ.
  • Rối loạn lưỡng cực. cũng có thể liên quan đến sự mất cân bằng hóa học của não bộ.
  • Nghiện ma túy, nghiện rượu.
  • Bị ngộ độc thuốc, đặc biệt là các chất kích thích như cocaine và methamphetamine (meth miệng).
  • Bị tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc kháng viêm steroid và thuốc chống trầm cảm SSRI.
  • Mắc một số bệnh ác tính cũng có thể xuất hiện các hành vi hưng cảm.
  • Do sang chấn tâm lí.

Chẩn đoán, điều trị

Đánh giá lâm sàng

  • Kiểm tra các nguyên nhân gây độc.
  • Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực được dựa trên việc xác định các triệu chứng của chứng hưng cảm như được mô tả ở trên, cộng với một lịch sử của sự thuyên giảm và tái phát.
  • Tâm lý trị liệu

    Đối với trẻ vị thành niên và trẻ trước tuổi dậy thì, các chất ổn định khí sắc được sử dụng để điều trị các cơn hưng cảm hoặc kích động, và liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm.

Đánh giá can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

3 thoughts on “Tôi chưa bao giờ biết đến “Hưng cảm” là gì

  1. Pingback: Lo âu tuổi vị thành niên – Đừng để chủ quan “GIẾT CHẾT” tương lai đứa trẻ – Braincare

  2. Pingback: Rối loạn cảm xúc có đúng như bạn nghĩ? - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

  3. Pingback: Rối loạn lưỡng cực- Những thay đổi thất thường của tâm trạng - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo