Mạng xã hội “tệ nhất” từ trước đến nay

Internet, Facebook, Zalo,… bạn giành ra bao nhiêu tiếng mỗi ngày cho các ứng dụng mạng xã hội này? Và bạn dùng chúng với mục đích gì?

Chắc hẳn trong thời đại công nghệ số như hiện nay, không ai có thể phủ nhận được những lợi ích mà mạng xã hội mang lại. Các nền tảng mạng xã hội giúp chúng ta nhanh chóng nắm bắt các thông tin mới từ bạn bè, người thân và xã hội. Vì thế, người ta thường nhìn về mặt lợi của mạng xã hội nhiều hơn là mặt hại, song, mạng xã hội cũng vô tình dẫn đến nhiều hệ lụy có hại cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tinh thần nói riêng. Một trong những hệ quả đó là việc mọi người có thể tương tác, chia sẻ, nhận xét và bình phẩm lẫn nhau làm gia tăng sự so sánh xã hội giữa mọi người.

Vì sao chúng ta nghiện mạng xã hội?

Tôi tự nhận thấy mình từng là cô gái “nghiện” mạng xã hội, cụ thể là Facebook. Tỉnh dậy việc đầu tiên là tôi với lấy cái điện thoại lướt lướt xem, trong lúc làm việc đầu óc tôi lúc nào cũng quanh quẩn mấy status tôi vừa đăng, có ai comment không? Bài được mấy lượt like rồi?… và theo quán tính, tôi lại lấy điện thoại ra kiểm tra ngay,…Nhiều lúc đầu tôi bừng tỉnh: Mình phải hạn chế sử dụng điện thoại lại, nhưng không, tôi đã “nghiện”.

Mạng xã hội được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm, một trong những trải nghiệm đó chính là tính không thể đoán trước của các tương tác. Chính vì thế, nó thu hút chúng ta sử dụng lâu nhất có thể và đặc biệt chúng rất dễ gây nghiện, khiến chúng ta không ngừng sử dụng và mong chờ những tương tác mới mẻ và thú vị khác đến từ mạng xã hội.

Đồng thời, để tạo cảm giác được tôn trọng và thân thuộc với các kết nối xã hội, chúng ta thường đăng hay chia sẻ các nội dung với hy vọng nhận được nhiều phản hồi tích cực. Và khi xem xét các hoạt động xã hội của mọi người, chúng ta có xu hướng so sánh như “Tôi có nhận được nhiều lượt thích như người khác không?” hoặc “Tại sao người kia không thích bài đăng của tôi nhưng người này lại thích?”. Có rất nhiều sự so sánh được đặt ra trong đầu chúng ta.

Mặt khác, trong chúng ta luôn tồn tại một nỗi sợ mà ít ai định hình ra, đó là sợ bỏ lỡ. Đây là nỗi sợ khi chúng ta nghĩ mọi người đang sử dụng mạng xã hội và nếu mình không sử dụng thì sẽ bỏ lỡ những tin tức nóng hổi, những xu hướng mới, câu chuyện vui hoặc một lời mời. Chính vì thế, nỗi sợ cũng đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy chúng ta thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Cũng vì thế, những trải nghiệm bị bỏ lỡ có thể làm cho chúng ta gia tăng sự lo lắng hoặc trầm cảm.

Có phải “Tương tác ảo nhưng tác hại thật”?

Đã từ rất lâu, vai trò, lợi ích của mạng xã hội đã được đưa ra bàn luận. Nếu được sử dụng đúng mức sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích như việc kết nối với người khác dễ dàng hơn hay tạo cho chúng ta một không gian xã hội an toàn, nhất là trong bối cảnh đại dịch. Tuy vậy, việc lạm dụng mạng xã hội thường xuyên có thể gây ra những tác hại về mặt thể chất và tinh thần của chúng ta như sau:

  • Giảm trí nhớ.
  • Khó ngủ, thiếu ngủ. Tìm hiểu ngay.
  • Bồn chồn, lo lắng khi không được sử dụng mạng xã hội.
  • Có thể gây ra một số rối loạn tâm lý như: căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm,…
  • Khó kết nối với thế giới thực, ngại tiếp xúc ngoài đời.
  • Gia tăng cảm giác cô đơn. Bạn có hiểu, cô đơn là như thế nào? Click ngay.
  • Suy nghĩ tiêu cực khi so sánh với người khác về những thứ mình không có trong cuộc sống.

Bạn có đang sử dụng mạng xã hội một cách khôn ngoan. Bạn có chắc chắn được rằng: Mình sẽ thay đổi, sẽ hạn chế sử dụng mạng xã hội lại… Chắc hẳn bạn đã có ít nhất một lần suy nghĩ như vậy, thậm chí, đã bắt tay “cai” điện thoại” nhưng rồi nhận lại kết quả là trở về con số 0. Nếu thật sự việc sử dụng mạng xã hội trở thành một nỗi ám ảnh đối với bạn, hoặc gây ra cho bạn các rối loạn tâm lý như trên, có thể giải pháp tốt nhất bạn cần thực hiện lúc này đó là tìm gặp và nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. 

Có thể bạn cần biết: Clip bị tung lên mạng và cái kết không tưởng.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo