Nhân cách “đáng sợ”

Nhân cách là đặc điểm tâm lý của một người và làm cho người này khác người kia. Sự hình thành nhân cách do yếu tố bẩm sinh và môi trường. Gần đây, các nhà khoa học khi nghiên cứu nhân cách thường nhắc nhiều đến môi trường. Môi trường gần nhất ảnh hưởng nhân cách là gia đình, nhà trường và nơi sinh sống.

Rối loạn nhân cách là một nhóm các rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách ứng xử. Tính cách liên quan đến một tập hợp đặc trưng các đặc điểm, phong cách hành vi và các khuôn mẫu tạo nên tính cách hoặc cá tính của chúng ta. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức thế giới, thái độ, suy nghĩ và cảm xúc.

Khoảng 10% dân số nói chung và tới một nửa số bệnh nhân tâm thần ở các đơn vị bệnh viện và phòng khám có rối loạn nhân cách. Nhìn chung, không có sự khác biệt rõ ràng về giới tính, tầng lớp kinh tế xã hội và chủng tộc. Tuy nhiên, trong rối loạn nhân cách chống đối xã hội, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ 6:1. Trong rối loạn nhân cách ranh giới, phụ nữ chiếm tỉ lệ lớn hơn nam giới 3:1

Các Loại Rối Loạn Nhân Cách

Nhóm A được đặc trưng bởi tính kỳ quặc hoặc lập dị. Nhóm A bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc tính riêng biệt của từng rối loạn:

  • Paranoid: Không tin tưởng và nghi ngờ
  • Phân liệt: Mất quan tâm đến người khác
  • Loại phân liệt: Ý tưởng và hành vi lập dị

Nhóm B được đặc trưng bởi tính kịch tính, xúc cảm, hoặc thất thường. Nhóm B bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc tính riêng biệt của từng rối loạn:

  • Chống đối xã hội: Thiếu trách nhiệm với xã hội, không tôn trọng người khác, lừa dối, và thao túng người khác vì lợi ích cá nhân
  • Ranh giới: Không chịu được sự cô đơn và rối loạn điều chỉnh cảm xúc
  • Kịch tính: Tìm kiếm sự chú ý
  • Tự yêu bản thân: Dựa trên sự rối loạn điều chỉnh, lòng tự trọng dễ bị tổn thương và sự tự cao

Nhóm C được đặc trưng bởi đặc tính lo âu hoặc sợ hãi. Nhóm C bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc tính riêng biệt của từng rối loạn:

  • Né tránh: Né tránh sự tiếp xúc giữa các cá nhân do tính nhạy cảm về sự bị từ chối
  • Phụ thuộc: Tính phục tùng và nhu cầu phải được chăm sóc
  • Ám ảnh nghi thức: Chủ nghĩa hoàn hảo, cứng nhắc, và sự bướng bỉnh.

Dấu hiệu và triệu chứng 

  • Bị choáng ngợp bởi những cảm xúc tiêu cực như đau khổ, lo âu, vô dụng hay giận dữ
  • Tránh né những người khác, cảm thấy trống rỗng và bị ngắt cảm xúc kết nối
  • Khó quản lý các cảm xúc tiêu cực mà không gây hại cho bản thân (ví dụ lạm dụng ma túy và rượu hoặc dùng thuốc quá liều), thậm chí có thể đe dọa người khác
  • Hành vi kỳ cục
  • Khó duy trì mối quan hệ ổn định và gần gũi, đặc biệt là với các đối tác, trẻ em và những người chăm sóc chuyên nghiệp
  • Đôi khi, có những đợt bị mất liên lạc với thực tế.

Tùy thuộc vào rối loạn bạn có và nhóm bạn thuộc về, các triệu chứng có thể khác nhau:

  • Những người rối loạn nhân cách nhóm A có xu hướng gặp khó khăn khi kết nối với những người khác và thường biểu hiện các loại hành vi mà hầu hết những người khác coi là kỳ quặc và lập dị.
  • Những người rối loạn nhân cách nhóm B nỗ lực tạo quan hệ với những người khác. Họ biểu hiện các mô hình hành vi được coi là kịch tính, thất thường, đe dọa hoặc đáng lo ngại.
  • Những người bị rối loạn nhân cách nhóm C sợ các mối quan hệ cá nhân và biểu hiện các dạng của hành vi lo lắng và sợ hãi xung quanh người khác. Một số người có thể không muốn tiếp xúc và miễn cưỡng trong các hoạt động xã hội.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn nhân cách?

Điều trị phụ thuộc vào các rối loạn của bạn, nhưng nói chung, có một vài phương pháp điều trị chung như sau:

Tâm lý trị liệu: có rất nhiều loại trị liệu (liệu pháp nói chuyện, liệu pháp ánh sáng, liệu pháp nhóm…) để giúp bạn đối phó với các cảm xúc và học cách kiểm soát chúng.

Thuốc:  Một số loại thuốc có thể cần thiết nhằm giúp cân bằng lại các hormone và các hóa chất trong não. Một số loại thuốc phổ biến như: Thuốc chống trầm cảm, có thể giúp cải thiện tâm trạng chán nản, giận dữ hay bốc đồng.

  • Thuốc giúp ổn định tâm trạng, ngăn chặn tính khí thất thường, giảm khó chịu và gây hấn.
  • Thuốc chống loạn thần, còn được gọi là thuốc an thần kinh, có thể mang lại lợi ích cho những người thường xuyên có tâm trí rời khỏi thực tế.
  • Thuốc chống lo âu, giúp giải tỏa lo âu, kích động và mất ngủ.

Chế độ sinh hoạt hợp lí:

  • Trò chuyện với gia đình và bạn bè về tình trạng của bạn, cách này sẽ giúp mọi người hiểu bạn hơn. Bạn cần sự hỗ trợ rất nhiều từ người thân trong các liệu pháp điều trị
  • Đặt các mục tiêu nhỏ để đạt được mỗi ngày như gọi điện thoại hoặc đi đến phòng tập thể dục
  • Có người đi cùng bạn trong các buổi trị liệu.

Đánh giá can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

4 thoughts on “Nhân cách “đáng sợ”

  1. Pingback: Khẩn cấp! Truy tìm đối tượng mắc “Rối loạn thách thức chống đối” – Braincare

  2. Pingback: Có phải tuổi teen cứ bốc đồng là gây tội – Braincare

  3. Pingback: Chỉ một sai lầm nhỏ, người phụ nữ có thể mất chồng - Braincare

  4. Pingback: Rối loạn nhân cách và những điều bạn cần biết. - Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khoẻ Tinh Thần Braincare

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo