Nghiện internet/game online ở thanh thiếu niên – Mạng là ảo nhưng nguy hiểm là thật!

Những con số đáng báo động

Bên cạnh các mặt hết sức tích cực của Internet và sự phát triển công nghệ thời đại 4.0, khả năng gây nghiện và những hệ lụy của nó trong môi trường học đường đối với học sinh là rất nghiêm trọng: thiếu tập trung trong học tập, không phát huy được hết khả năng, chán học, bỏ học; ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh về thể chất và tâm lí, đặc biệt là những biến đổi về não bộ; gây mất thời gian và ảnh hưởng đến kinh tế; ảnh hưởng đến an sinh xã hội trường học và xã hội do việc hình thành các băng đảng và tội phạm vị thành niên…

Châu Á có thể được coi là khu vực có số lượng người sử dụng internet tăng nhanh, cùng với đó là các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người lệ thuộc internet ngày càng nhiều. Tại Trung Quốc, các nghiên cứu cho thấy có khoảng 8,40% người sử dụng internet bị nghiện, nghiên cứu tương tự tại Đài Loan là 17,55%, tại Hàn Quốc là 11,05%,… Các nghiên cứu chủ yếu là trên cộng đồng thanh thiếu niên[1].

Ở Việt Nam, theo Báo cáo đánh giá tình hình quản lí Internet và khảo sát thực trạng học sinh (HS) chơi game online của Sở GD – ĐT Hà Nội, trong năm học 2009-2010, toàn thành phố có 5.800 HS nghiện game online (1.364 HS nữ). Riêng chỉ tại 1 trường THCS, trong số 720 học sinh THCS được khảo sát, đã có 257 trường hợp (chiếm 35,7%) có biểu hiện nghiện Internet.

Nghiện Internet là gì?

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của ngưới dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.

Nghiện Internet là một nhóm những hiện tượng sinh lý, tập tính và nhận thức ở một người nào đó có thói quen sử dụng Internet với ưu tiên cao hơn nhiều so với các thói quen trước kia. Các đặc điểm trung tâm là giảm khả năng làm chủ việc kiểm soát quá trình sử dụng Internet: Có sự quan tâm liên tục và có ý muốn hay thèm muốn mạnh mẽ được sử dụng Internet cũng như dành sự ưu tiên cao cho việc sử dụng Internet so với các hoạt động khác, tần suất và thời gian sử dụng tăng, và xuất hiện các triệu chứng cai. Nói cách khác, nghiện Internet là căn bệnh làm phát sinh những vấn đề về hành động và tâm lý trong cuộc sống hàng ngày (gia đình, nơi làm việc, trường học…) do sử dụng Internet quá nhiều và không kiểm soát được.

Về mặt y học, chứng nghiện (dựa dẫm) là trạng thái biến đổi thần kinh do sự lạm dụng chất gây nghiện như cồn, caffein, ma túy đá… Nghiện dẫn đến việc thiếu năng lực kiểm soát hành động lạm dụng thuốc, tác dụng phụ về tâm sinh lý, hành động thiếu thích ứng, gây ra triệu chứng ám ảnh, lên cơn thèm, sự nhờn thuốc và hội chứng cai thuốc. Chứng nghiện được chia ra làm 2 loại, bao gồm nghiện mãn tính (addiction) và nghiện cấp tính (intoxication).

Cho đến hiện nay vẫn chưa có chuẩn đoán chính xác về căn bệnh. Nhưng theo lâm sàng, việc sử dụng Internet quá nhiều hoặc quá nhập tâm vào game sẽ dẫn đến những khó khăn nghiêm trọng trong cuộc sống hàng ngày. Việc chơi game máy tính quá nhiều được gọi là nghiện game hoặc nghiện Internet.

Nguyên nhân của chứng nghiện

  • Sự theo đuổi kích thích là bản năng cơ bản nhất của con người. Đặc biệt đấy là kích thích chưa từng được cá nhân trải nghiệm hoặc mới lạ, có khả năng biến đổi không lường trước thì càng kích thích và ám ảnh nhiều hơn. Trong quá khứ, những kích thích này đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của con người. Ví dụ, chúng ta thường cảnh giác hơn với người lạ mặt vì nghĩ rằng họ có thể là kẻ thù. Nhưng trong xã hội hiện nay, chúng ta lại dễ dàng rơi vào những cám dỗ khác nhau mà không quan tâm đến sự an toàn của bản thân, tiêu biểu đó chính là Internet.

  • Thế giới Internet luôn cung cấp những thông tin mới lạ, phần lớn những thông tin này là những kích thích không cần thiết đối với chúng ta. Nhưng vì đây là những thứ mới lạ, chúng ta theo bản năng lại muốn chú ý đến nó hơn và muốn tìm hiểu nhiều hơn về nó.
  • Cũng tương tự như vậy, game online là loại game luôn thay đổi những tình huống và đòi hỏi sự chú ý. Đặc biệt khi đạt được chiến lợi phẩm trong game hoặc thăng cấp thì chúng ta sẽ cảm nhận những kích thích mãnh liệt. Và chúng ta sẽ đầu tư mọi sức lực có hạn của mình vào game. Để thu hút sự chú ý của người chơi, nhà sáng lập game thường tạo ra những items kích thích hơn, và đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc nghiện game.
  • Mặt khác, nghiện Internet có mối quan hệ với những vấn đề tâm lý khác nhau như: chứng trầm cảm, xu hướng cảm thấy bị áp bức, khả năng tập trung kém, tính bộc phát, sự mặc cảm- tự ti, cảm giác bất an khi tiếp xúc với người khác… Đặc biệt, chứng trầm cảm có liên quan tới bệnh nghiện Internet. Bệnh nhân trầm cảm thường thiếu hứng thú hoặc ý chí thực hiện những công việc hàng ngày. Những người này sẽ dễ dàng trở thành đối tượng thích thú đam mê Internet mà không cần nỗ lực nhiều, và họ có thể thoát khỏi chứng trầm cảm và trạng thái thiếu sức sống trong một khoảng thời gian nhất định. Kéo theo đó, họ sẽ bỏ bê những công việc khác và tập trung hoàn toàn vào Internet. Nhìn bề ngoài, họ dễ dàng bị đánh giá là đối tượng nghiện Internet[2].

Trẻ em và trẻ vị thành niên dễ trở thành đối tượng nghiện internet vì những lí do:

  • Do cấu tạo hệ thống thần kinh của trẻ chưa phát triển đầy đủ như một người trưởng thành khiến khả năng về nhận thức và cảm xúc để tự kiểm soát bản thân của trẻ còn hạn chế.
  • Lứa tuổi này dễ bị cuốn hút vào các hoạt động có tính chất gây nghiện như internet, bởi việc tham gia mạng internet có thể giúp trẻ cảm thấy mình đáp ứng được nhu cầu, được gia tăng sức mạnh, có vị trí, quyền lực nhất định dù đó chỉ là những cảm xúc, cảm giác do thế giới ảo đem lại.
  • Những căng thẳng của cuộc sống, và đặc biệt là áp lực học tập, áp lực thành tích, đặc biệt là ở các quốc gia châu Á vốn coi trọng bằng cấp, thi cử luôn luôn như những cuộc đua khắc nghiệt, khiến trẻ tìm đến internet như một lối thoát để tạm thời thoát khỏi áp lực, giải phóng căng thẳng tinh thần, đáp ứng các nhu cầu tình cảm khác nhau.
  • Tình trạng thiếu sân chơi và các hoạt động lành mạnh, tạo nhiều hứng thú cuộc sống cho trẻ; sự thiếu quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu của bố mẹ; áp lực từ phía bạn bè, giáo viên và nhà trường; bạo lực gia đình; bạo lực bắt nạt học đường và những yếu tố như khủng hoảng tuổi vị thành niên cũng gia tăng tình trạng học sinh THCS nghiện internet, đặc biệt ở đô thị và các vùng ven đô thiếu sự quản lý chặt chẽ.

Phân loại nghiện Internet

Nghiện thông tin: Nếu bạn bị ám ảnh với việc thu thập thông tin và bắt buộc tìm kiếm các trang web hoặc tài liệu hơn là những gì bạn thực sự cần.

Nghiện tin nhắn di động: Nếu bạn bỏ bê mối quan hệ thực tế bằng cách đắm chìm trong mối quan hệ thông qua trình nhắn tin di động.

Loại nghiện điện thoại thông minh: Loạt tự điều khiển để trở thành vua điều chỉnh điện thoại thông minh.

Nghiện SNS: Nếu bạn điều hành trang chủ cá nhân, cộng đồng internet hoặc dành quá nhiều thời gian sử dụng SNS.

Nghiện ứng dụng (Hội chứng mệt mỏi ứng dụng): Nếu bạn luôn đang thiếu một ứng dụng di động từ điện thoại thông minh của bạn.

Nghiện game di động: Nếu bạn lạm dụng trò chơi của mình với một thiết bị thông minh.

Nghiện Toon di động: Nếu bạn sử dụng webtoons quá mức thông qua các thiết bị thông minh.

Nghiện nội dung người lớn: Duyệt bắt buộc nội dung di động có chứa nội dung như sex hoặc nội dung khiêu dâm (như trò chuyện tục tĩu, chia sẻ nội dung khiêu dâm, tường thuật nội dung khiêu dâm) [3]

Biểu hiện và Hậu quả

Khi nghiện Internet, con người ta thường mất khái niệm về thời gian, mất khả năng kiểm soát thời gian, không thể phân biệt giữa ngày và đêm. Họ đã từng ngừng sử dụng Internet, nhưng đều thất bại. Nếu sử dụng Internet quá lâu, thì hiệu quả việc học và công việc sẽ giảm sút và sẽ thu hẹp các mối quan hệ. Học sinh sẽ không đi học hoặc bỏ học, thậm chí sẽ bị đuổi học. Còn nhân viên sẽ làm ảnh hưởng xấu đến công ty và phải nghỉ việc. Nghiêm trọng hơn, họ có thể nhốt mình trong phòng hoặc quán nét để sử dụng máy tính trong nhiều ngày liền và không ăn uống gì.

Đối với trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên, thời gian sử dụng máy tính sẽ dẫn đến xung đột trong gia đình. Trẻ có thể có những hành động mang tính gây hấn hoặc ăn nói bừa bãi, hoặc có những thái độ phản kháng. Đặc biệt khi mâu thuẫn, chứng trầm cảm, bất an ngày càng trở nên nghiêm trọng thì trẻ sẽ cảm thấy tâm trạng tốt hơn nếu truy cập Internet. Trẻ sẽ chìm đắm vào Internet để xoa dịu những vướng mắc khó khăn của mình, hoặc trẻ dễ dàng cảm thấy mất tinh thần khi nhận thức về bệnh nhưng không thể kiểm soát được bản thân,…Từ đó, dẫn đến tình trạng chứng trầm cảm càng ngày càng xấu đi, trẻ ngày càng tự ti hơn và chìm đắm vào Internet[4].

Cụ thể, đối với lứa tuổi học sinh, có một số dấu hiệu nghiện Internet như sau:

  • Sự mất kiểm soát về thời gian online.
  • Nói dối về thời gian và địa điểm truy cập Internet
  • Gặp phiền toái trong việc hoàn thành các nhiệm vụ ở trường học hoặc công việc gia đình
  • Học sinh nghiện Internet biệt lập với gia đình và bạn bè
  • Mất hứng thú với các hoạt động trước kia yêu thích, không muốn tham gia và các hoạt động chung của gia đình và trường học
  • Cảm thấy tội lỗi hoặc phòng thủ về việc sử dụng Internet của mình
  • Cảm nhận một cảm giác khoái cảm khi cuốn hút vào các hoạt động Internet

Những triệu chứng cơ thể của học sinh nghiện internet

  • Lực học giảm sút, thiếu tập trung
  • Suy nghĩ tiêu cực về bản thân, mất hứng thú với cuộc sống

Phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị

Như trên đã đề cập, nghiện Internet là một thách thức nghiêm trọng của xã hội hiện nay, đặc biệt với giới trẻ, vì những hệ lụy nguy hiểm của nó trong học đường và ngoài cuộc sống. Internet là ảo nhưng nguy cơ là thực. Nhất là đối với học sinh THCS khi khả năng định hướng và hiểu biết thực tế của các em còn chưa đầy đủ, luôn cần sự hỗ trợ, định hướng và đồng hành.

Test nhanh mức độ sử dụng Internet

Dựa trên Thang đo mức độ nghiện Internet của thanh thiếu niên, được phát triển bởi  Cơ quan Xã hội Thông tin Hàn Quốc, Dự án tư vấn phòng ngừa[5], chúng tôi xác định các mức độ nghiện Internet của học sinh. Thang đo này bao gồm 20 câu hỏi, với 4 mức độ Hoàn toàn không, Thỉnh thoảng, thường xuyên, luôn luôn tương ứng với số điểm 1, 2, 3, 4. Điểm tối đa là 80 điểm. Kết quả chia làm 3 mức độ:

Người dùng thường: Dưới 37 điểm

Có thể tự kiểm soát tần suất chơi game/sử dụng internet, phân biệt rõ ràng giữa thế giới game/internet và thế giới thực, chưa bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc và hành động

Môt ngày chơi dưới 1 tiếng rưỡi, tuần 1-2 lần, sử dụng Internet đúng mức độ

Có thể kiểm soát nhu cầu của bản thân, giải quyết vấn đề hiệu quả. Có khả năng kiềm chế, tránh phát sinh những bộc phát hoặc thỏa mãn nhất thời.

Có xu hướng suy nghĩ tích cực về bản thân.

Giải pháp: Duy trì xem xét bản thân, tham gia các chương trình phòng ngừa nguy cơ nghiện Internet

Người dùng có nguy cơ nghiện tiềm năng: Từ 37-48 điểm

Tuy có tiêu chuẩn thấp hơn so với người dùng có nguy cơ nghiện cao nhưng lại quan tâm đến thế giới ảo hơn và dễ nhập tâm vào game/internet, khó phân biệt giữa Internet và cuộc sống thật dẫn đến việc gặp vấn đề trong mối quan hệ ngoại giao và cuộc sống hàng ngày

Dùng hơn 2 tiếng trong ngày, 1 tuần chơi 5-6 lần.

Có thái độ công kích, khó kiểm soát bản thân, thường chỉ nghĩ đến bản thân mình và hành động trước khi suy nghĩ.

Có xu hướng suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

Giải pháp: Yêu cầu hỗ trợ điều trị và tư vấn chuyên môn

Người dùng có nguy cơ nghiện cao: Hơn 49 điểm

Nhập tâm vào thế giới ảo trong game/Internet hơn thế giới ngoài đời thực, cảm thấy khó phân biệt giữa không gian game/Internet và cuộc sống thực, có biểu hiện khó thích ứng với quan hệ ngoại giao hay cuộc sống ngoài đời

Thường có xu hướng chơi game/sử dụng Internet từ 2 tiếng rưỡi trở lên trong một ngày, rơi vào trạng thái khó kiểm soát hành động bao gồm việc không thể thân với bạn bè.

Khả năng kiểm soát cá nhân cơ bản là thấp, thường bộc phát ham muốn nhất thời hoặc đòi hỏi được thỏa mãn trong phút chốc, thiếu năng lực giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và nhẫn nại. Đồng thời có thái độ công kích và có suy nghĩ tiêu cực về bản thân mình.

=> Giải pháp: Yêu cầu hỗ trợ điều trị và tư vấn chuyên môn

Phòng ngừa, can thiệp, điều trị

  • Truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình, nhà trường, cộng đồng, phát hiện sớm nguy cơ nghiện internet ở học sinh
  • Hỗ trợ học sinh đảm bảo an toàn trên không gian internet: Các chương trình tăng cường kĩ năng, năng lực xã hội của học sinh, tập huấn hướng dẫn trẻ sử dụng internet an toàn hiệu quả, tập huấn kĩ năng làm cha mẹ… và đan xen kết hợp cả các chương trình trên.
  • Đánh giá, sàng lọc, can thiệp nhanh với học sinh nghiện internet: Đánh giá sàng lọc, can thiệp nhanh bằng thang đo mức độ nghiện Internet của thanh thiếu niên, trẻ em và người lớn, tư vấn kết quả, tư vấn hướng can thiệp phù hợp.
  • Đăng kí tham gia Dự án tư vấn phòng ngừa nghiện Internet.
  • Tham vấn, tư vấn, hỗ trợ học sinh nghiện internet: tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, tham vấn gia đình bởi chuyên gia tham vấn/trị liệu nghiện Internet.
  • Mức độ nặng: Thăm khám sức khỏe tâm thần, kết hợp trị liệu tâm lý, học kĩ năng ứng phó tái nghiện theo chương trình can thiệp với sử dụng thuốc và điều trị lâu dài.
  • Giáo dục kĩ năng sống cho HS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí khủng hoảng tâm lí, kĩ năng sinh hoạt nhóm, kĩ năng nhận thức bản thân, kĩ năng quản lý thời gian sử dụng internet, kĩ năng sử dụng Internet có hiệu quả, kĩ năng khai thác mạng, kĩ năng ra quyết định, suy nghĩ có suy xét…

[1] Ma. Regina M. Hechanove and Jennifer Czincz. Internet addiction in Asia: Reality or Myth? http://www.idrc.ca

[2] [Nghiện Internet] (Thông tin Y khoa Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul)

[3] Nguồn: Cơ quan xã hội thông tin Hàn Quốc Trang chủ ‘Nghiện điện thoại thông minh là gì?’ (Http: //www.iapc.or.kr)

[4] [Nghiện Internet] (Thông tin Y khoa Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul)

[5] Nhà xuất bản Seo Byung Jo, Nhà xuất bản Cơ quan Thông tin Hàn Quốc, Taegu-ro, Dong-gu, Thành phố thủ đô Daegu.

Đánh giá trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

One thought on “Nghiện internet/game online ở thanh thiếu niên – Mạng là ảo nhưng nguy hiểm là thật!

  1. Pingback: Con cái hư hỏng - lỗi tại ai? - Theo dõi và đánh giá sự phát triển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo