Kỷ luật hay giáo dục khuyên nhủ?

Thời gian qua dư luận dậy sóng vì quan điểm phương pháp giáo dục con cho rằng “ giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ”.

Thực tế là, chưa bao giờ việc giáo dục con trẻ lại trở thành chủ đề nóng trên mọi diễn đàn cũng như trong mọi gia đình như trong giai đoạn hiện nay. Nổi lên rất nhiều vấn nạn trong giới trẻ như: Bạo lực, chống đối, rối loạn hành vi cảm xúc, nghiện ngập, mất phương hướng… Bên cạnh đó là sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức như mối quan hệ cha mẹ con cái; thầy và trò ngày càng lỏng lẻo, không có trật tự trên dưới… Mối quan hệ đó như thế nào, mời bạn click ngay vào: Mâu thuẫn giáo viên và học sinh, sự tồn tại cần được quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ lụy này nhưng có một nguyên nhân cơ bản chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này là do phương pháp giáo dục hiện đại không thống nhất, nhiều tranh cãi. Hiện nay có 2 phương pháp giáo dục cực đoan phổ biến trong xã hội Việt Nam.

Một là, quá hà khắc với con. Những ba mẹ nuôi con hà khắc là tiếp thu phương pháp giáo dục truyền thống “Thương cho roi cho vọt” hay “Phi gậy bất thành nhân”. Lối giáo dục này thường mang tính áp đặt, không tôn trọng, thấu hiểu cá tính tâm lý của trẻ. Sản phẩm của nó thường là những đứa trẻ yếu đuối, thiếu sáng tạo hay những đứa trẻ lỳ đòn, vô cảm, ngỗ ngược. Thường khi dùng đòn roi là ba mẹ đã thua trong cuộc chiến với con và dùng vị thế của mình để áp chế.

Hay phương pháp giáo dục ngược lại là “Quá nương tay với trẻ” hay “giáo dục khuyên nhủ”. Trong thời đại thông tin lan truyền một cách chóng mặt thì việc đánh phạt một đứa trẻ không còn là chuyện riêng của cá nhân, gia đình hay lớp học nữa mà là câu chuyện của xã hội. Từ tâm lý e dè đó mà ba mẹ, thầy cô cũng dần mất uy quyền trong chính ngôi nhà hay lớp học của mình. Lối giáo dục này cũng sinh ra một thế hệ những đứa trẻ vô lối, bừa bãi, thiếu trách nhiệm, dễ bị tổn thương… Điều này tất nhiên không tốt nhưng không có nghĩa phải dùng hình phạt với trẻ mới là phương pháp đúng. Cũng cần bàn thêm về cách hiểu về “giáo dục khuyên nhủ”. Lời khuyên sẽ hoàn toàn vô dụng nếu không được dùng cho đúng đối tượng và người đi khuyên nhủ không phải là người có ảnh hưởng đến người được khuyên nhủ. Tức là lời khuyên đó sẽ mang lại tác dụng nếu người đi khuyên nhận được sự tôn trọng quý mến của người được khuyên cũng như lời khuyên xuất phát từ việc muốn tốt cho người được khuyên. 

Như vậy thế nào mới là phương pháp giáo dục đúng

Trước hết ta cần phải rõ ràng rằng mỗi đứa trẻ cần được áp dụng một phương pháp giáo dục khác nhau. Với những đứa trẻ ưa ương bướng, chống đối, phải linh hoạt trong các phương pháp bao gồm cả kỷ luật, răn đe và khuyên nhủ. Nhưng kỷ luật ở đây không có nghĩa là áp dụng một hình thức nào đó nặng nề như đánh đập hay cấm vận trẻ mà chỉ là trẻ sẽ bị mất một quyền lợi nào đó mà đáng ra trẻ được hưởng. Ở những đứa trẻ đã có sự bất ổn trong não bộ, rối loạn trong hành vi cảm xúc, rối loạn thách thức chống đối thì câu chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Những trường hợp này nhất thiết phải nhờ sự can thiệp của chuyên gia tâm lý để hiểu căn nguyên sâu xa vấn đề của trẻ.

Quay lại câu chuyện của chúng ta khi bàn đến việc giáo dục một đứa trẻ bình thường, do bản thân trẻ còn non nớt trong nhận thức nên việc phải trải nghiệm những cảm giác khó chịu (kỷ luật) cũng là cách để trẻ nhìn nhận lại hành động của mình và không muốn tái diễn nữa. Ở trường hợp khác những đứa trẻ dễ bảo, ngoan ngoãn chỉ cần những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng và kiên trì giải thích đúng sai, đồng thời ba mẹ làm gương là cách giáo dục tốt nhất. Bởi vậy với mỗi đối tượng trẻ ba mẹ và người giáo dục phải tìm ra một phương pháp giáo dục phù hợp hay có sự uyển chuyển linh hoạt các phương pháp khác nhau tùy vào từng thời điểm. 

Nhưng có những phương pháp chung mà ba mẹ nào cũng cũng thể áp dụng như sau:

  • Trong gia đình phải có những quy tắc thống nhất và đứa trẻ phải ý thức được rõ về mối quan hệ giữa lựa chọn hành vi và hệ quả. Đây thực chất là kỷ luật nhưng được trẻ dễ dàng, vui vẻ chấp nhận qua việc trẻ đã được báo trước các quy tắc và hệ quả của việc vi phạm nó. Ví như trẻ dậy muộn, trẻ sẽ vào lớp muộn và bị cô trách phạt. Bạn đã bao giờ phát hiện ra “Bí mật Status vạch tội sự mâu thuẫn trong nuôi dạy con?”
  • Khen ngợi khi con đưa ra lựa chọn hành vi đúng và hướng trẻ vào những hành vi tích cực khác. Một trong những nỗi sợ lớn nhất của con người là bị chỉ trích. Ngược lại niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là được ghi nhận, khen ngợi. Những đứa trẻ cũng vậy, chúng là những cá nhân độc lập chúng cần sự ghi nhận, lời khen để biết mình đang làm đúng, thấy mình có giá trị. Ngoài việc khen ngợi có thể dùng phương pháp “Giáo dục kẹp bánh mì”. Đây là phương pháp khéo léo dùng phần thưởng để giáo dục trẻ.
  • Tạo ra bầu không khí tích cực, vui vẻ trong gia đình. Chính không khí gia đình luôn tràn đầy năng lượng tích cực và vui vẻ sẽ là kim chỉ nam dẫn trẻ đến những hành động đúng. 
  • Dành thời gian cho trẻ, khuyên nhủ trẻ đi kèm với việc giả thích ngọn nguồn để trẻ hiểu; giáo huấn trẻ thông qua các câu chuyện gần gũi. Hầu hết những đứa trẻ có những biểu hiện chống đối, khó bảo là do cha mẹ không có thời gian dành cho trẻ, không đủ thời gian để hiểu những vấn đề con đang gặp và kiên nhẫn lắng nghe con.
  • Cuối cùng điều cốt tử trong giáo dục trẻ là tình yêu thương. Giáo dục trẻ phải xuất phát từ tình yêu thương. Trẻ phải cảm nhận được tình yêu thương từ những người chăm sóc, dạy dỗ và bản thân ba mẹ phải xuất phát từ tình yêu thương với trẻ mới có thể lắng nghe, thấu hiểu, tin tưởng, đồng hành cùng trẻ. Bố mẹ cần biết: Bố mẹ và con ai nhiều tuổi hơn?

Nếu vấn đề của trẻ nằm ngoài vùng kiểm soát của ba mẹ như trẻ có các hành vi thách thức, chống đối, rối loạn hành vi cảm xúc trong thời gian 6 tháng trở lên, phải đưa trẻ đến gặp các chuyên gia tâm lý. Rất có thể trẻ đã mắc một trong các bệnh liên quan đến tâm lý tâm thần. Những trường hợp này  do vấn đề rối nhiễu trong não bộ, không thể áp dụng cách giáo dục thông thường. 

Hãy đến với Trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần Braincare để được đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi tận tình chăm sóc, đồng hành và đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp giải quyết tận gốc rễ vấn đề của bạn.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo