Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder) là một dạng rối loạn tâm thần đặc biệt, có xu hướng kéo dài với đặc điểm là những suy nghĩ và hành vi lặp đi lặp lại, không thể kiểm soát được. Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra với mức độ và tần suất đa dạng tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Dấu hiệu nhận diện rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rửa tay quá kỹ
Người bệnh OCD lúc nào cũng bị ám ảnh rằng trên tay đầy rẫy vi trùng, đây là dấu hiệu phổ biến nhất của căn bệnh này. Người bệnh thường xuyên rửa tay và lau chùi kỹ càng bàn tay của mình và lúc nào cũng tỏ ra sợ hãi sự lây lan của mầm bệnh từ môi trường xung quanh.
Lúc nào cũng muốn kiểm tra mọi thứ
Người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có xu hướng kiểm tra mọi thứ nhiều hơn người bình thường, người bệnh luôn cảm thấy bất an về mọi thứ và cần phải kiểm tra lại nhiều lần mới thấy an tâm hơn.
Cực kỳ ghét soi gương
Người mắc chứng OCD thường có biểu hiện liên quan đến hội chứng mặc cảm ngoại hình, người bệnh rất ghét soi gương hoặc khi soi thì rất miễn cưỡng. Người bệnh thường không tin vào những lời khen về ngoại hình và luôn cảm thấy bản thân từ khi sinh ra đã không được đẹp.
Sợ mất kiểm soát và gây hại cho bản thân hoặc người khác.
Những suy nghĩ và hình ảnh khiêu dâm hoặc bạo lực liên tục và lặp đi lặp lại.
Chú ý quá mức vào các ý tưởng tôn giáo hoặc đạo đức.
Sợ mất hoặc không có những điều bạn cần.
Trật tự và đối xứng: ý tưởng rằng mọi thứ phải xếp hàng “vừa phải”.
Quan tâm quá mức đến sự may rủi.
Những hành vi cưỡng chế phổ biến của OCD bao gồm:
- Kiểm tra kỹ quá nhiều thứ, chẳng hạn như ổ khóa, thiết bị và công tắc.
- Liên tục kiểm tra những người thân yêu để đảm bảo họ được an toàn.
- Đếm, gõ, lặp lại một số từ nhất định hoặc làm những việc vô nghĩa khác để giảm bớt lo lắng.
- Tốn nhiều thời gian giặt giũ, vệ sinh.
- Đặt hàng hoặc sắp xếp mọi thứ “chỉ vậy”.
- Cầu nguyện quá mức hoặc tham gia vào các nghi lễ gây ra bởi sự sợ hãi tôn giáo.
- Tích tụ “rác” như báo cũ hoặc hộp đựng thức ăn rỗng.
Click ngay: Hãy thú nhận là bạn đang rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Tiếp)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Hành vi cưỡng chế và suy nghĩ ám ảnh ở bệnh nhân mắc OCD cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:
- Ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống (công việc, học tập, mối quan hệ với những người xung quanh,…)
- Mất nhiều thời gian để thực hiện những hành vi, suy nghĩ thừa thãi.
- Đời sống tình dục bất thường do các suy nghĩ lệch lạc.
- Có thể gây hại cho chính bản thân và những người xung quanh bởi những suy nghĩ tiêu cực (ít gặp).
- Ảnh hưởng đến ngoại hình (tự nhổ tóc, cào da, cắt móng quá sát,…).
- Tăng xung đột trong gia đình và xã hội.
- Một số trường hợp khó thích nghi, hòa hợp do một số suy nghĩ ám ảnh.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng có thể gây lo âu và làm nghiêm trọng chứng trầm cảm sẵn có.
- Rối loạn cưỡng chế gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Đây là vòng lặp của rối loạn ám ảnh cưỡng chế:
Sự ám ảnh gây ra lo âu. Lo âu thúc đẩy hành vi cưỡng chế. Sau khi thực hiện hành vi và thói quen cưỡng chế, bạn sẽ cảm thấy giải toả tạm thời. Rồi vòng lặp tiếp tục quay trở lại.
Đánh giá can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.