Trẻ tiểu học trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi hoặc có thể hơn là giai đoạn chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang thời niên thiếu. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và hình thành nhân cách của trẻ.
Đặc điểm tâm lý của trẻ tiểu học là một trong những vấn đề khiến nhiều cha mẹ khó nắm bắt và thấu hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc của trẻ trong giai đoạn này.
Tâm lý thích ứng
Tại cấp mầm non trẻ đang ở trong môi trường học tập mà các hoạt động chơi là chủ yếu, khi bước vào bậc học tiểu học bé sẽ làm quen với sách vở, đồ dùng học tập và các nội quy của nhà trường. Vì vậy trẻ phải đối mặt với việc thích ứng với môi trường mới. Thực tế đã có rất nhiều trẻ phải mất rất nhiều thời gian, mới có thể thích ứng được môi trường ở cấp tiểu học, thậm chí không thể thích ứng.
Tâm lý sợ học
Bước sang cấp tiểu học, hoạt động chủ đạo là việc học, các em phải đạt được mức chuẩn nhất định so với độ tuổi. Trẻ gặp nhiều khó khăn khi học viết chữ, phát âm chuẩn, học tính và một số các môn khác. Một ngày trẻ có nhiều tiết học và làm quen với nhiều môn học hơn. Các em thậm chí còn phải “gánh vác” một lượng kiến thức bài tập về nhà. Những điều này làm trẻ thiếu tự tin và sự kiên trì khi bắt đầu học tập..
Khi chưa được chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, rất nhiều trẻ sau mấy ngày đầu đến lớp thường nôn ọe, đau bụng, mất ngủ và không chịu đi học. Đó là một số biểu hiện chứng sợ học đường ở trẻ mới vào lớp một.
Tâm lý trái ngược
Khi các em không theo kịp với các bạn dẫn đến không tập trung và không kiểm soát được hành vi của mình, trong giờ học hay ngoài giờ học đều có những hành động khác so với các bạn nhằm mục đích gây sự chú ý với người khác.
Tâm lý ngại giao tiếp
Nếu những em có học lực kém hoặc đã từng bị giáo viên chê trách, các em có xu hướng xấu hổ, ngại giao tiếp. Biểu hiện: không thân thiện và không có định làm quen với bạn mới, có cảm giác tủi thân và cô độc, thấy khó khăn khi giao tiếp với giáo viên.
Cách dạy dỗ phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ tiểu học
Bố mẹ độc tài, ngược đãi, nuông chiều, yêu thương, ai sẽ phù hợp với việc dạy dỗ các con tuổi tiểu học. Hãy nhớ rằng cách biểu hiện đúng đắn nhất khi đối diện với trẻ ở độ tuổi này, đó chính là trạng thái yêu thương.
Những gì bạn cần là kiên nhẫn “bắc” một nhịp cầu hết sức tế nhị để giao tiếp với tâm hồn bé bỏng, non nớt của các em. Đừng nghiêm túc và khô khan quá, bạn nên học cách mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ và cách thức của chính các em. Khi cảm nhận được bầu không khí thoải mái, các em mới dễ bộc lộ những tâm sự, những suy nghĩ của mình mà không hề e dè, giấu giếm, sợ người lớn la rầy, quy tội và chế giễu.
Khuyến khích các em tham gia vào những chương trình vui chơi ngoài trường học cũng là điều kiện tốt để mở rộng mối quan hệ cũng như giúp các em cởi mở hơn.
Khi đã hiểu được những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được nóng vội. Nên dùng sự kiên nhẫn, tình yêu thương và những lời lẽ dạy bảo nhẹ nhàng, hợp tình hợp lý để hướng trẻ định hình nhân cách tốt đẹp. Cách hiệu quả nhất, bản thân cha mẹ và thầy cô nên là những tấm gương sáng, là những hình mẫu thực tế cho nhân cách tốt đẹp ấy để con trẻ dễ dàng noi theo.
Rất mong với những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp cha mẹ có thể dễ dàng nắm bắt rõ đặc điểm tâm lý của trẻ, để từ đó có biện pháp dạy dỗ hiệu quả nhất nhé. Chúc cha mẹ nuôi dạy bé yêu nhà mình thành công và hãy luôn đồng hành cùng với Braincare để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.
Đánh giá can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.