Đẹp trai mà nói ngọng thì sao nhỉ?

Ngồi ghế sau một em tài xế rất đẹp trai, phong độ. Lúc tôi bước lên xe, tôi đã rất thiện cảm với nụ cười tươi rói trên khuôn mặt manly của em. Vốn người hay chuyện nên tôi mở lời câu chuyện trước. Em trả lời tôi rất vui vẻ và lễ độ. Nhưng thật sự qua vài câu nói tôi không có hứng nói chuyện tiếp nữa, cũng như thấy em không còn đẹp trai mandly như vài phút trước đây nữa. Ôi trời! Một thanh niên sáng láng như vậy mà ngọng quá trời luôn. Không những em nói giọng địa phương mà em nhầm lẫn tất cả các âm l, n, các dấu, thậm chí nuốt chữ. Nghe thật sự là khó chịu. Nhưng em không biết điều đó hay coi việc đó không quan trọng và cũng là người hay chuyện nên em nói hỏi liên tục đến mức tôi thật sự nhức đầu. Tôi giật mình nghĩ đến thằng con 4 tuổi mà vẫn ngọng líu ngọng lô. Trước đây, tôi nghĩ nhỏ nên nó vậy, lớn sẽ hết. Nhưng thật sự là nó sẽ không hết ngọng nếu không được rèn sửa để nói đúng. Trẻ sẽ ngọng cả đời. Trẻ nhỏ dễ sửa, để càng lớn càng khó sửa. Nó không còn dừng lại ở câu chuyện đơn giản về việc khó gây thiện cảm mà còn ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp của trẻ.

Có thể bạn cần đọc: Đừng chủ quan khi trẻ nói ngọng.

Khái niệm

  • Nói ngọng là hiện tượng ngôn ngữ bị rối loạn. Ngôn ngữ của trẻ hình thành dựa trên cơ sở các phản xạ có điều kiện. Ngôn ngữ được hình thành từ những tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài kích thích vào thính giác. Nói ngọng gặp phổ biến ở trẻ nhỏ, nhiều người lớn cũng bị mắc chứng này.
  • Bạn đã bao giờ được giao tiếp với người nói ngọng chưa? Vậy bạn đã bao giờ tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân của việc nói ngọng? Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải xung quanh hiện tượng nói ngọng cùng Braincare nhé!

Dấu hiệu

  • Âm thanh phát ra khi nói chuyện không rõ ràng, các âm tiết có thể bị mất âm, sai lệch âm.
  • Nói nhanh nhưng âm ngữ phát ra khó nghe, khó hiểu.
  • Một số trường hợp có biểu hiện nói chậm, nói khó, nói từng chữ không rõ âm.
  • Cách cử động môi, lưỡi, hàm dưới,… khó khăn, chậm hoặc không đúng cách.
  • Hơi thở ngắn, nhịp thở không đều khi cố gắng phát âm.

Nguyên nhân

  • Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng từ nhỏ và không thể cải thiện khi dần lớn lên, trong đó chủ yếu liên quan đến lối sống sinh hoạt, dị tật bẩm sinh hay thậm chí ở chính các bật phụ huynh:
  • Do thói quen: Nếu trẻ có dấu hiệu nói ngọng ngay từ giai đoạn tập nói, phụ huynh lại không chỉnh sửa đúng phát âm (trước 6 tuổi), lâu dần trẻ sẽ hình thành thói quen cho đến lúc trưởng thành.
  • Trẻ nhút nhát, tự ti: Khi trẻ nói sai, nếu bị cười chê trẻ sẽ có xu hướng trở nên rụt rè hơn, không dám nói hoặc cố gắng phát âm, việc này càng khiến trẻ dễ bị nói ngọng.
  • Ngậm núm vú giả: Việc cho trẻ ngậm núm vú giả khi còn bé sẽ khiến lưỡi của trẻ thè ra ngoài nhiều hơn bình thường, đặc biệt khi nói chuyện trẻ cũng có xu hướng thè lưỡi khiến âm thanh bị lệch chuẩn.
  • Rối loạn hành vi: Khi phụ huynh cho trẻ chơi game hoặc xem tivi quá nhiều, trẻ có xu hướng tiếp thu ngôn ngữ qua quá trình nhìn – nói (thông thường là nghe – nói) khiến cung thính giác không được kích thích dẫn đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ khi nói, kèm theo các triệu chứng cáu giận, hay la hét, tăng động. Nhưng, tăng động hay hiếu động? Click ngay.
  • Bắt chước: Khi trẻ đang tập nói hoặc đến các lớp học (mầm non, mẫu giáo) nếu có người mắc chứng nói ngọng, nói giọng địa phương (trong gia đình, bạn bè, thầy cô,…) trẻ có thể bắt chước theo.
  • Trẻ bị dị tật môi: Một số trẻ khi sinh ra đã gặp khiếm khuyết ở môi, răng, vòm miệng (hở hàm ếch, răng mọc lệch lạc, sứt môi, khớp cắn ngược, dính thắng lưỡi,…) có thể ảnh hưởng đến việc phát âm và gây nói ngọng.
  • Trẻ bị khiếm khuyết: Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng may mắn được phát triển bình thường, một số trường hợp trẻ bị bại não, có dấu hiệu thần kinh, giảm thính lực do dị tật ở tai,… có khả năng nói ngọng cao.
  • Trẻ nghe kém: Việc trẻ có dấu hiệu nghe kém do bẩm sinh, mắc bệnh viêm tai giữa mãn tính hoặc viêm tai xương chũm khiến trẻ tiếp thu âm thanh không rõ ràng, gây nói ngọng ở trẻ.
  • Bệnh đường hô hấp: Nếu trẻ mắc một số bệnh lý có liên quan đến hệ hô hấp khiến trẻ thường xuyên thở bằng miệng, lâu ngày việc phát âm của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây nên hiện tượng nói ngọng.
  • Ngoài ra, tình trạng nói ngọng cũng có thể xảy ra ở người lớn do một số nguyên nhân như mắc bệnh Parkinson, bị tai biến mạch máu não, u não, chấn thương sọ não gây tổn thương vùng ngôn ngữ trên não bộ,…

 

Biện pháp

  • Giúp bé thoải mái, thả lòng người và thật bình tĩnh trước khi nói.
  • Không hỏi dồn khiến bé lúng túng, nói lắp, ngọng…
  • Dạy bé cách đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao và làm mẫu để bé dễ dàng bắt chước và học theo.
  • Nói chuyện, hát cho bé nghe: dùng từ ngữ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ có một quá trình để bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể.
  • Với những từ bé bị ngọng chúng ta sẽ kể lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo.
  • Cho bé tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp, nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với người hay bị nói ngọng.
  • Khi con ngọng, tuyệt đối không nhại lại, điều này khiến bé sẽ không ý thức được việc phát âm chuẩn là việc nên làm.
  • Trẻ nói ngọng khi đến bệnh viện chữa sẽ được các chuyên viên Âm ngữ trị liệu đánh giá lời nói và chọn lựa phương pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất đối với từng trẻ và tùy theo từng rối loạn cụ thể. Ví dụ như hướng dẫn cách đặt lưỡi, tạo hơi như thế nào để tạo ra một âm đúng, được kiểm tra xem nghe và phân biệt âm vị chính xác chưa? Thông thường, tập nói đúng từng từ, cụm từ gồm 2- 3 từ, rồi nói đúng một câu, sau cùng là nói đúng trong lúc nói chuyện với người khác.
  • Để giúp con nắm bắt cách phát âm tốt, ngay từ lúc trẻ mới bi bô tập nói, quý phụ huynh nên nói rõ ràng và phát âm đúng nhất có thể khi trò chuyện với con. Tránh việc nói nhại theo lời ngọng ngịu của trẻ, vô tình các phụ huynh đang dạy cho con bắt chước những âm ngọng ngịu đó. Bởi vì trẻ học nói thông qua việc bắt chước những gì nghe được. Mặt khác, cũng không nên trêu chọc hay chê bai trẻ. 
  • Trẻ có thể có cảm giác thất vọng và dẫn đến việc ngại giao tiếp. Ngoài ra việc nói ngọng có thể làm ảnh hưởng đến việc học đọc – viết, khó khăn trong việc học tiếng Việt lẫn ngoại ngữ. 
  • Nếu như không được xử lý sớm, việc nói ngọng còn tồn tại cho đến khi trẻ lớn, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, giao tiếp, phát triển tâm lý của trẻ sau này. Hãy đến với chúng tôi – Trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần Braincare – chúng tôi có đội ngũ các chuyên viên về Âm ngữ liệu có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chữa ngọng thành công cho trẻ. 

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo