Chào bạn, trước khi bước vào bài đọc, các bạn hãy giành ra 1 phút thư giãn để thưởng thức những bức ảnh dưới đây nhé!
Đã bao giờ bạn đánh giá một người thông qua trạng thái nụ cười của họ chưa? “Cô ấy nhìn tươi tắn quá, chắc hẳn cuộc sống của cô ấy thật hạnh phúc”, “Ước gì tôi được như anh ấy, lúc nào cũng cười được, chả thấy lo nghĩ gì”, “Vui quá, nói chuyện với em ấy buồn cười quá, em ấy thật vui vẻ”…. Ẩn sâu sau những nụ cười ấy có phải 100% đều hạnh phúc, 100% chưa một lần lo âu, muộn phiền. Có phải cứ “ Cười là hạnh phúc”.
Theo Heidi McKenzie – một nhà tâm lý học lâm sàng cho biết, “trầm cảm cười” về cơ bản là một tên gọi khác của chứng trầm cảm chức năng cao hay rối loạn trầm cảm kéo dài (PDD). Hội chứng này thể hiện mức độ buồn chán kéo dài, làm bạn thay đổi thói quen ngủ, thèm ăn, thường xuyên mệt mỏi, hoảng loạn và mất hứng thú làm việc.
Tuy nhiên những người mắc chứng trầm cảm trên thường che giấu các triệu chứng mà họ đang gặp phải. Cũng giống như tên gọi của hội chứng này, người mắc bệnh vẫn sẽ thể hiện những cảm xúc, cười nói bình thường cho dù tâm trạng bên trong đang rất tồi tệ. Nhiều người cứ ngỡ họ đang vui vẻ với nụ cười trên gương mặt lúc nào cũng hiện hữu, nhưng, thực tế thì trong thâm tâm họ đang mếu máo, đau đớn vì rỉ máu và trái tim cằn cỗi thiếu sự sẻ chia. Đó là cảm xúc của những người mắc bệnh trầm cảm cười nhưng chẳng hề hay biết. Thậm chí, đến cá nhân họ cũng khó phát hiện về tình trạng bệnh của mình. Họ có thể là bất cứ ai trong cuộc sống đời thường, đồng nghiệp trong công ty, bạn bè, thành viên trong câu lạc bộ, giáo viên hay sếp của bạn… Trầm cảm cười được cho là một căn bệnh nguy hiểm và đáng sợ bởi nó chẳng có dấu hiệu hay “báo động” nào rõ ràng.
Đã bao giờ bạn gặp phải những biểu hiện sau của “Trầm cảm cười”:
Nói đến trầm cảm là chúng ta thường nghĩ đến những biểu hiện buồn rầu, thờ ơ, tuyệt vọng, chán nản. Nhưng hội chứng “trầm cảm cười” có lẽ rất ít người đã nghe đến trước đó.
- Có lẽ một trong số các bạn sẽ cảm thấy kỳ lạ khi nghe đến căn bệnh “trầm cảm cười” này.
- Hội chứng này thể hiện mức độ buồn chán kéo dài, làm bạn thay đổi thói quen ăn uống, ngủ, thường xuyên mệt mỏi, hoảng loạn. Người bị trầm cảm cười thường che giấu các triệu chứng mà mình đang gặp phải.
- Cũng giống như tên gọi của hội chứng này, người mắc bệnh vẫn sẽ thể hiện những cảm xúc, cười nói bình thường cho dù tâm trạng bên trong đang rất tồi tệ – nói chung quy lại là mỉm cười qua cơn đau.
- Nhìn bên ngoài, người bị trầm cảm cười trông có vẻ như họ có khả năng điều chỉnh và kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của họ, nhưng thực chất, họ đang phải đối mặt với rất nhiều bất ổn nội tâm và xung đột trong tâm trí.
Nhìn từ bên ngoài, một người bị trầm cảm cười có thể trông giống như:
- Một cá nhân tích cực, hoạt động cao.
- Có công việc ổn định, cuộc sống lành mạnh.
Ở góc độ nào đó, những người mắc chứng trầm cảm cười có những dấu hiệu điển hình như sau:
- Họ thường chán ăn và ăn uống rất thất thường.
- Thay đổi đột ngột về cân nặng.
- Thay đổi thói quen về giấc ngủ, một số người bệnh mắc trầm cảm cười họ thường thức đêm sau đó ngủ nhiều vào ban ngày.
- Chất chứa nhiều cảm xúc, tâm tư, luôn thấy cuộc sống khá vô vị.
- Cảm thấy chán nản với cuộc sống và tuyệt vọng .
- Đa số họ thấy tội lỗi với bản thân và những người xung quanh.
- Bỏ qua các hoạt động mà người bệnh từng rất thích thú.
- Hầu như chẳng cảm thấy có điều gì thú vị.
- Thường cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày mà chẳng có lý do.
- Luôn phải cố gắng thức dậy vào mỗi sáng và miễn cưỡng thực hiện các hoạt động.
- Cảm thấy trống rỗng, mất tập trung khi tham gia vào bất cứ câu chuyện, trò chơi nào đó.
- Cảm thấy thiếu năng lượng, phải duy trì sự tập trung để hoàn thiện công việc một cách khó khăn.
- Không quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Một số nguyên nhân khách quan gây nên bệnh trầm cảm cười
- Áp lực công việc, cuộc sống, định vị xã hội.
- Kỳ vọng của bản thân quá lớn.
- Sống theo chủ nghĩa hoàn hảo hoặc quá cầu toàn.
- Thiếu sự chia sẻ, kết nối.
Nguyên nhân người mắc trầm cảm cười thường muốn che đậy cảm xúc thực
- Bị ảnh hưởng bởi truyền thông cài đặt niềm tin sai trái trong cuộc sống.
- Bạo lực hoặc chịu tổn thương trong quá khứ.
- Ảnh hưởng từ định kiến xã hội.
- Sợ bị phát hiện bản thân yếu đuối, vô dụng.
- Người bệnh muốn phủ nhận rằng họ không trải qua cảm giác buồn bã, chán nản.
- Sợ bị người khác lợi dụng nếu người ta biết mình bị trầm cảm.
- Không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, người thân.
Các phương pháp điều trị hội chứng trầm cảm cười
Trầm cảm cười là bệnh tâm thần có mức độ nghiêm trọng, có thể dẫn đến ý nghĩ và hành vi tự sát nếu không được điều trị sớm. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét phương án điều trị phù hợp nhất.
- Thay đổi lối sống
- Tìm đến sự hỗ trợ tự nhiên từ bạn bè và người thân
- Nói chuyện với một ai đó mà bạn thấy tin tưởng
- Chăm sóc bản thân với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên
- Nâng cao sức khỏe bằng cách giảm các đồ ăn, đồ uống chứa chất kích thích
- Ra ngoài nhiều hơn và thay đổi các thói quen bận rộn
- Tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.
- Nhận thức được vấn đề của mình.
- Hãy lắng nghe họ nhiều hơn.
- Đề nghị hoặc lôi kéo họ tập thể dục, thử sức với các chế độ lành mạnh.
- Giúp họ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc bằng các hoạt động có ý nghĩa.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái: hãy làm những gì bạn thích để luôn cảm thấy được thoải mái, nghe nhạc, xem phim, đọc sách, shopping…bất cứ điều gì bạn muốn.
- Tìm kiếm một cuộc sống bận rộn: cuộc sống bận rộn sẽ giúp bạn không có thời gian để nghĩ quá nhiều đến những chuyện không vui, bận rộn cũng giúp bạn thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
2. Tâm lý trị liệu
- Vì chưa xác định được nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chính xác nên điều trị trầm cảm cười còn nhiều khó khăn, bất lợi. Trong những năm gần đây, trị liệu tâm lý được ưa chuộng hơn so với giải pháp sử dụng thuốc. Phương pháp này được xem là giải pháp có thể khắc phục chứng trầm cảm cười một cách triệt để, mang lại hiệu quả lâu dài và an toàn tuyệt đối.
- Tâm lý trị liệu là phương pháp được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ tư duy với mục đích chữa lành tổn thương tâm lý trong tiềm thức người bệnh. Thông qua cách chia sẻ, trao đổi trực tiếp 1:1 giữa chuyên gia tâm lý với người bệnh, các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi sai lệch, tiêu cực… sẽ được điều chỉnh một cách triệt để.
- Trong quá trình trị liệu tâm lý, người bệnh sẽ được trang bị những kỹ năng để có thể tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và biết cách kiểm soát, cân bằng cảm xúc trước những biến cố, sự việc không mong muốn.
Đánh giá trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.