Tự ngược đãi bản thân – Trào lưu hay hội chứng?

  • “Con bé nó bị ai đánh đấy? Sao tay bó nhiều vết thương thế?”, “Bố mẹ nó không quản được nó à, sao nó dại dột thế?”….. đó là những câu nói tôi đã từng nghe đâu đó về 1 cô bé đã cứa tay 16 nhát vì 1 lí do tưởng chừng rất hy hữu – vì em không được đi học.
  • Đọc đến đây tôi thật sự nghẹn ngào và chững lại…, bất chợt có nhiều câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi “Tại sao em lại không được đi học?”, “Có phải đó là sư thật không?”, “Sao cô bé ấy dám làm hành động cứa tay như vậy, nếu là mình chắc chắn mình không dám đâu”, “Chắc hẳn cô bé đang gặp vấn đề gì rôi”. Nhưng, sự thật vẫn là sự thật, mọi người cho rằng cô gái đã mắc hội chứng bệnh Tự ngược đãi bản thân. Vốn là người có tính tò mò và nhờ sự giúp sức của công nghệ Internet, tôi đã khám phá ra được những ẩn số có 1 không 2 của hội chứng này ở cô gái với 16 vết cứa ấy. Các bạn hãy đồng hành cùng tôi để được giải đáp nhé! Cảm ơn các bạn!
  • Tự ngược đãi bản thân là hội chứng bệnh mà người mắc bệnh thích tự làm đau cả về thể chất và tinh thần của mình, sau mỗi lần tự làm tổn hại bản thân người bệnh thấy tâm trạng thoải mái hơn nên có xu hướng tái diễn hành động đó để giải phóng sự ức chế.

  • Họ làm thế để tự tìm cách loại bỏ bản thân vì không muốn người xung quanh biết hoặc ngược lại, để gây sự chú ý của người khác. Hiện nay hội chứng này thường gặp nhất ở lứa tuổi vị thành niên, vì đây là đối tượng hay gặp phải những áp lực từ học tập, sức ép từ gia đình ảnh hưởng đến sở thích, lối sống, đam mê, thậm chí có những suy nghĩ lệch lạc, bi quan, bế tắc.
  • TS.BS. Phương cho biết: Viện SKTT đã tiếp nhận và điều trị cho nữ bệnh nhân nữ 21 tuổi nhập viện trong tình trạng cổ tay có 16 vết cắt nông đủ để rỉ máu. Qua khai thác thông tin, bệnh nhân là sinh viên năm thứ 2 học về chuyên ngành xã hội,có tính cách hiền lành và dễ xúc động. Với học lực khá giỏi, bệnh nhân luôn có mong muốn được đi nước ngoài du học nhưng do điều kiện gia đình  nên  mong muốn đó khó có thể thực hiện được. Nữ bệnh nhân cho biết mình trăn trở về vấn đề này rất nhiều. Vì luôn có cảm giác không thỏa mãn với hoàn cảnh, luôn ức chế với cảm giác của người đứng ngã ba đường, phải loại bỏ ý nghĩ đi du học…  nên bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, hay hồi hộp, tức ngực, cảm giác ngột ngạt khó thở. Là người sống khép kín nên bệnh nhân không biết chia sẻ cùng ai: nói với bạn thì xấu hổ, nói với bố mẹ thì sợ làm bố mẹ buồn. Bệnh nhân xuất hiện ý tưởng cắt tay. TS.BS. Dương Minh Tâm, bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết: khi nhập viện, bệnh nhân đã có 16 vết rạch nông, rỉ máu trên tay bằng dao lam. Bệnh nhân mô tả mỗi lần cắt tay như vậy không thấy đau, ngược lại còn thấy trong lòng nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi đã xác định bệnh nhân mắc Hội chứng tự ngược đãi bản thân. Hội chứng này được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau nhau: cố ý làm đau bản thân, tự tử có chủ ý, tự làm tổn thương và tự làm đau. Đó là cách gọi khác nhau dành cho từng trường hợp.
  • TS.BS. Phương cho biết: “Không chỉ bệnh nhân tự ngược đãi bản thân mà những người bình thường cũng có một vài biểu hiện giống triệu chứng của bệnh. Trong khi những người khỏe mạnh đôi khi tự hành hạ bản thân vì một lý do tinh thần nào đó thì bệnh nhân tự ngược đãi bản thân có xu hướng tự làm đau bản thân nhiều lần trong suốt quá trình bị bệnh. Họ tự cào xước da, dùng vật nhọn đâm vào người, dùng dao (dao lam), mảnh sành, sứ tự rạch vào da thịt cho chảy máu, giật tóc, tát vào má mình để được thỏa mãn hoặc nuốt những di vật gây hại vào bụng, hít dị vật vào mũi… Có người giải thích rằng họ chỉ muốn đánh dấu một kỷ niệm nào đó nhưng cũng có người giải thích rằng họ muốn làm một điều gì đó thật đặc biệt.
  • Vậy, nguyên nhân, mức độ hậu quả và cách giải quyết như thế nào để đối phó với chứng bệnh tự ngược đãi bản thân? Hãy chờ đón phần tiếp theo nhé!

*****

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo