Có bao giờ bạn cảm thấy lo lắng thường trực trong mối quan hệ?
“Không biết mối quan hệ sẽ kéo dài không?”
“Làm thế nào để bạn biết liệu người này có thực sự là người phù hợp?”
“Điều gì sẽ xảy ra nếu họ đang che giấu một bí mật đen tối nào đó?”
- Sự gắn bó là mối liên kết hình thành giữa trẻ sơ sinh và người chăm sóc, và nó ảnh hưởng đến khả năng hình thành mối quan hệ ổn định của một người với những người khác.
- Đối với một số người, việc tạo các mối quan hệ không dễ dàng. Thực tế, điều đó đã đưa ra thách thức đối với những người mắc nỗi lo âu trước các mối quan hệ.
- Một số người cảm thấy an toàn khi phụ thuộc vào người khác trong các mối quan hệ, trong khi những người khác lo lắng hoặc né tránh sự gần gũi trong mối quan hệ. Việc trở nên phụ thuộc vào đối tác ở mức độ lành mạnh là điều bình thường, nhưng kiểu gắn bó lo âu và né tránh trong các mối quan hệ có thể trông giống như một chứng đồng phụ thuộc.
- Những lo lắng này trong mối quan hệ có thể là biểu hiện của triệu chứng lo âu trong mối quan hệ.
6 dấu hiệu nhận diện triệu chứng lo âu trong mối quan hệ
- Lo lắng quá mức về việc bị người khác rời đi, hoặc bỏ rơi.
- Liên tục nhắc nhở bản thân phải dễ chịu, tránh mâu thuẫn và sự từ chối.
- Tìm kiếm sự đảm bảo thái quá từ người yêu.
- Có nỗi sợ dai dẳng rằng “hai bạn không xứng đáng dành cho nhau.”
- Suy nghĩ quá nhiều về lời nói, hành động, và xem chúng như dấu hiệu cho thấy điều gì đó sai, và không ổn.
- Liên tục đặt câu hỏi, nghi ngờ cảm giác của người yêu đối với mình.
Cách vượt qua sự lo lắng trong mối quan hệ
✅ Hãy duy trì những nét tính cách và dấu ấn cá nhân của bạn
- Khi bạn và đối tác của mình trở nên thân thiết hơn, bạn có thể nhận thấy những phần quan trọng trong tính cách, cá tính hoặc sự độc lập của bạn chuyển sang nhường chỗ cho đối tác và mối quan hệ giữa hai người.
- Điều này thường xảy ra một cách tự nhiên khi bạn và người ấy trở thành một cặp. Một số thay đổi; chẳng hạn như thói quen ngủ điều hoà thay vì quạt; có thể không ảnh hưởng lớn đến ý thức về bản thân của bạn, thì những thay đổi khác lại có thể.
- Đánh mất cảm giác về bản thân trong mối quan hệ; hoặc thay đổi để thích ứng với những gì bạn nghĩ rằng đối tác muốn; không giúp ích cho mối quan hệ về lâu dài. Hãy nhớ rằng, lý do đối tác muốn hẹn hò là vì chính con người của bạn. Nếu bạn bắt đầu xoá nhoà những cá tính của bản thân để duy trì mối quan hệ, bạn có thể bắt đầu cảm thấy ít yêu chính mình hơn. Ngoài ra, đối tác của bạn có thể cảm thấy như bị mất đi người họ yêu.
✅ Giao tiếp cởi mở
- Lo âu trong mối quan hệ thường xuất phát từ lý do nội tâm, và thường không liên quan đến đối tác của bạn. Nhưng nếu điều gì đó cụ thể đang thúc đẩy bạn lo lắng; ví dụ như việc họ nghịch điện thoại khi bạn đang nói chuyện; hay không muốn về thăm gia đình trong kỳ nghỉ; hãy thử hỏi thăm và trao đổi với họ; đừng vội buộc tội đối tác.
- Ngay cả khi bạn biết đối phương thực sự yêu bạn; và sự lo lắng của bạn xuất phát từ bên trong con người bạn, sự chia sẻ vẫn cần thiết vì có thể giúp đối tác hiểu và biết cách hỗ trợ bạn tốt hơn. Bạn có thể giải thích những gì bạn đang nghĩ và cách bạn đang cố gắng đối phó với sự lo lắng đó. Sự trấn an của họ có thể không xoa dịu hoàn toàn sự lo lắng của bạn, nhưng có thể sẽ giúp giảm nhẹ. Thêm vào đó, sự cởi mở có thể củng cố mối quan hệ mà hai bạn đang có.
✅ Tránh phản ứng theo cảm xúc
- Đôi khi, cảm thấy lo lắng về mối quan hệ thúc đẩy mong muốn thấy minh chứng rằng mọi thứ đều ổn. Bạn muốn tự trấn an bản thân là điều đương nhiên, nhưng hãy chống lại sự thôi thúc tìm kiếm bằng chứng theo những cách không hữu ích hoặc có hại.
- Hãy chú ý đến sự khác biệt giữa những hành vi thông thường và những hành động bốc đồng của bạn. Nhắn tin thường xuyên có thể là bình thường trong mối quan hệ; việc duy trì cuộc trò chuyện ổn định có thể giúp củng cố cảm giác kết nối. Nhưng việc gửi nhiều tin nhắn trong một giờ để hỏi đối tác xem họ đang ở đâu và đang làm gì, khi bạn biết họ đang đi chơi với bạn bè, có thể dẫn đến xung đột.
- Khi bạn cảm thấy những thôi thúc này, hãy cố gắng đánh lạc hướng bản thân bằng cách hít thở sâu, đi bộ hoặc chạy bộ hoặc gọi cho một người bạn thân.
✅ Trò chuyện với một nhà trị liệu tâm lý
- Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tự mình vượt qua chứng lo âu trong mối quan hệ, hãy nói chuyện với chuyên gia trị liệu tâm lý để giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra vấn đề. Braincare có thể hỗ trợ bạn kết nối với những chuyên gia phù hợp với nhu cầu của mình.
- Đối với lo âu trong mối quan hệ, một nhà trị liệu tâm lý chuyên tham vấn cặp đôi có thể đặc biệt hữu ích. Họ có thể giúp cả hai bạn:
- Hiểu cảm xúc của riêng và của nhau; cũng như xác định rõ nhu cầu cơ bản trong mối quan hệ.
- Lắng nghe kinh nghiệm của nhau mà không phán xét hoặc phòng thủ.
- Thể hiện sự quan tâm của bạn theo những cách có thể làm dịu hoặc xoa dịu nỗi lo.
Không có mối quan hệ nào là chắc chắn, và điều đó có thể khó chấp nhận.
Bạn không hoàn toàn tránh được mọi lo lắng trong mối quan hệ, nhưng có những điều bạn có thể làm để làm dịu đi những câu hỏi liên tục và dành nhiều thời gian hơn để thực sự tận hưởng những gì bạn có với đối tác của mình.
Nguồn: ST
Đánh giá can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.