Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển đầy rẫy những áp lực, môi trường sống thay đổi và do kinh tế khiến con người căng thẳng quá mức hay những bức xúc về xã hội, công việc, khủng hoảng tâm lý, tình cảm, stress mạnh làm cho rối loạn giấc ngủ gia tăng.
Thống kê cho thấy rối loạn giấc ngủ thường đi kèm với các triệu chứng ngáy, ngưng thở khi ngủ. Thậm chí, trong số đó những người đã để nó quá nặng.
Rối loạn giấc ngủ là sự biến đổi về số lượng, chất lượng và thời gian giấc ngủ, bao gồm: mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ.
Mất ngủ được gọi là rối loạn giấc ngủ khi xảy ra ít nhất 3 lần/tuần, trong ít nhất 1 tháng.
Rối loạn nhịp thức ngủ là hiện tượng mất đồng bộ nhịp thức ngủ, người bệnh thường tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ.
Dấu hiệu điển hình
- Khó đi vào giấc ngủ ban đêm
- Giấc ngủ thường bị đứt đoạn, chập chờn không sâu
- Tỉnh dậy nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại
- Dậy từ rất sớm, 4 – 5 giờ hoặc sớm hơn
- Mệt mỏi vào ban ngày, cảm giác như chưa được ngủ
- Đi tiểu nhiều lần trong đêm
- Thiếu tập trung
- Dễ cáu bẩn, gây bực bội tới người khác
- Trầm cảm, tăng cân.
Hậu quả
Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, gây ra nhiều hậu quả khôn lường:
- Ảnh hưởng đến cảm xúc: Mệt mỏi, đau đầu, thiếu tập trung
- Giảm năng suất làm việc
- Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lí nguy hiểm như Trầm cảm, lo âu, tim mạch, suy giảm trí nhớ, bệnh lí mạch máu não.
Biện pháp
Thư giãn tâm lý
- Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong, hãy tạm gác lại. Không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết những vấn đề. Khi lên giường ngủ, không nên suy nghĩ hay làm gì.
- Nếu không ngủ được, sau 10-15 phút, hãy đứng dậy và đi làm một việc khác.
Vệ sinh giấc ngủ
- Thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
- Dù có bị mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ bình thường trước khi bị mất ngủ.
- Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào buổi chiều.
- Tránh ngủ nhiều ban ngày.
- Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những bài nặng).
- Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe nhạc quá to, đọc sách quá hay, xem những phim đòi hỏi phải chú ý cao theo dõi sát sao…
- Trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, có thể đi bộ nhẹ nhàng.
- Tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay ăn quá nó gây khó tiêu gần giờ đi ngủ.
- Phòng ngủ cần thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh.
Dùng thuốc điều trị
- Có nhiều thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như Benzodiazepine, zolpidem, chloral hydrate… nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có hội chứng lo âu hay trầm cảm đi kèm, nên phối hợp các loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ.
Đăng kí trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn