Thang đánh giá trầm cảm cộng đồng PHQ-9

Mục đích của bộ test trầm cảm này là việc bạn trả lời một bộ những câu hỏi để sàng lọc xem mình có khả năng bị trầm cảm hay không. Đồng thời theo dõi xem tiến triển của bệnh nhân bị mức độ trầm cảm đến đâu.

Hướng dẫn sử dụng bảng test trầm cảm:

Trong ô cột Điểm, bạn hãy viết số cao nhất mà bạn muốn chọn trong nhóm đã cho. Ví dụ như, ở câu hỏi số 1a: Nếu bạn chọn Không ngày nào sẽ được 0 điểm, ở câu 1b chọn Vài ngày thì sẽ được 1 điểm, câu 1c nếu bạn chọn Gần như mọi ngày thì sẽ được 3 điểm.

Cuối cùng bạn sẽ ghi lại số điểm cao nhất trong mỗi cụm câu hỏi này là 3 vào cột Điểm. Bạn tiến hành cộng tổng điểm của cả 9 nhóm câu hỏi rồi đối chiếu với mục Kết quả được ghi bên dưới.

Bảng đánh giá test trầm cảm PHQ-9:

Trong hai tuần qua, những vấn đề nào sau đây đã gây phiền phức cho bạn thường xuyên và đến mức độ nào? Hãy điền ngay vào bảng đánh giá test trầm cảm PHQ-9 dưới đây:

STT

Nội dung

Không ngày nào

Vài ngày

Hơn một nửa số ngày

Gần như mọi ngày

Điểm (0-3)

 

1a

Khó đi vào giấc ngủ

 

1b

Khó ngủ thẳng giấc

 

1c

Ngủ quá nhiều

 

2

Cảm thấy mệt mỏi hoặc có ít sinh lực

 

3a

Chán ăn

 

3b

Ăn quá nhiều

 

4

Ít muốn làm điều gì hoặc có cảm giác thích thú khi làm bất cứ điều gì

 

5a

Cảm thấy nản chí, trầm buồn

 

5b

Cảm giác tuyệt vọng

 

6a

Suy nghĩ tiêu cực về bản thân hay luôn có cảm giác tự ti mình là người thất bại hoặc thấy thất vọng về chính bản thân mình.

 

6b

Cảm thấy mình đã làm cho gia đình thất vọng

 

7

Khó tập trung vào công việc như đọc báo hay xem tivi

 

8a

Vận động hoặc nói quá chậm đến mức người khác có thể nhận thấy được

 

8b

Quá bồn chồn hoặc đứng ngồi không yên đến mức bạn đi đi lại lại nhiều hơn thông thường

 

9a

Có các suy nghĩ cho rằng chết là điều tốt hơn cho bạn

 

9b

Có các suy nghĩ tự gây tổn thương cơ thể mình theo cách

 

nào đó

 

 Đối chiếu kết quả:

Dựa vào bảng đánh giá test trầm cảm, chúng ta có thể đối chiếu kết quả để xem bản thân đang ở mức độ trầm cảm nào?

– 5-9 điểm: Bạn ở mức trầm cảm tối thiểu.

– 10-14 điểm: Bạn đang ở mức trầm cảm nhẹ.

-15-19 điểm: Bạn đang ở mức độ trầm cảm trung bình.

-Trên 19 điểm: Bạn đang ở mức độ trầm cảm nặng.

Mức độ ảnh hưởng của bệnh có thể rất nặng nề. Khả năng những người bị trầm cảm muốn tự tử là khá cao. Theo thống kê có khoảng 15% những bệnh nhân bị trầm cảm có hành vi tự sát trong một thời điểm nào đó của cuộc đời và có khoảng 4% bệnh nhân chết do tự sát. Bệnh trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc hoặc kết hợp với liệu pháp tâm lý. Nếu không được điều trị thành công thì khả năng người bệnh bị tái phát sẽ rất cao, ước lượng khoảng 50%. Vì thế bạn nên làm các bài test mức độ trầm cảm nếu có những biểu hiện bất thường.

Hi vọng rằng với việc đánh giá test mức độ trầm cảm của bản thân sẽ giúp các bạn yên tâm hơn hoặc có thể phát hiện bệnh trầm cảm sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

Đánh giá can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo