“Rối loạn tăng động giảm chú ý”, thuật ngữ y khoa tiếng Anh là Attention Deficit – Hyperactivity Disorder (viết tắt là ADHD) để chỉ những trẻ em mất tập trung, hiếu động và hoạt động quá mức, dễ bị kích động bởi các kích thích bên ngoài.
Tỉ lệ trẻ bị rối loạn thay đổi tùy theo từng quốc gia và theo sự phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ. Một tổng hợp từ 102 nghiên cứu ở các vùng khác nhau trên thế giới cho thấy có khoảng 6,5% trẻ em và khoảng 2,7% thiếu niên có rối loạn tăng động giảm chú ý.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện nay chỉ có 3/10 trẻ ADHD được gia đình phát hiện sớm và can thiệp, còn lại 7/10 trẻ chưa được hỗ trợ, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và cuộc sống sau này của các em. Trên 30% số trẻ ADHD này khi đến tuổi trưởng thành vẫn gặp nhiều khó khăn về nghề nghiệp, giảm hiệu quả lao động, dễ bị kích thích và gây hấn với người xung quanh, tính tình ngang bướng, cục cằn và có những rối loạn về hành vi và cảm xúc, đặc biệt là những hành vi chống đối xã hội.
Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 30% trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý mắc các rối loạn tâm lý nghiêm trọng khác như bị trầm cảm, lo lắng. Một số chuyên gia cho rằng, một nửa những người mắc ADHD có thể dễ dẫn đến trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời nếu không được can thiệp sớm đúng cách.
TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG TỚI CUỘC SỐNG CỦA TRẺ
(Form: Làm theo mô hình cái cây, gốc ghi chữ tăng động giảm chú ý; trên thân cây là những ảnh hưởng)
1/ Dễ nổi cáu và làm theo ý của mình
2/ Hành động thiếu suy nghĩ
3/ Thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm đến bản thân và người khác
4/ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao
5/ Kết quả học tập sa sút
6/ Khó giao tiếp, hoà nhập với mọi người xung quanh
7/ Tính khí hung hăng và có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề
8/ Dẫn đến rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc (nếu không được can thiệp sớm)
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
(làm theo Mind Map, Hình ảnh trẻ tăng động ở giữa và các nhánh là các biểu hiện)
- Vui buồn thất thường, nổi cáu
- Hiếu động, nghịch ngợm quá mức
- Không tập trung
- Bốc đồng, hấp tấp, nóng nảy
- Quên và mất đồ
- Trí nhớ kém
- Quậy phá người khác
- Khó chịu khi phải chờ tới lượt mình
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ
- Không nỗ lực lâu dài và dễ bỏ cuộc
- Sắp xếp công việc và quản lý thời gian kém
- Phát triển chậm ở một số lĩnh vực so với các bạn
Biểu hiện tăng động giảm chú ý ở mỗi trẻ sẽ khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển. Càng phát hiện sớm (nên trước 3 tuổi) thì trẻ sẽ biết cách kiểm soát hành vi của mình và hoà nhập được với các bạn. Để biết con bạn có mắc chứng tăng động hay không, hãy thực hiện bài trắc nghiệm kiểm tra dưới đây
LÀM GÌ ĐỂ HỖ TRỢ TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Thực hiện phối hợp 3 giải pháp sau, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của gia đình trong việc phát hiện sớm trẻ tăng động giảm tập trung và đưa con đến các trung tâm tâm lý – giáo dục để được can thiệp kịp thời.