Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người để phân biệt với các loài động vật khác. Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay còn được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời nói. Chính vì vậy, trong 5 năm đầu đời của trẻ thì việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt được các bậc phụ huynh quan tâm.
Việc phát triển ngôn ngữ của trẻ còn phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ đang ở giai đoạn nào. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ các biểu hiện, hành vi của trẻ có phải là dấu hiệu bị chậm nói hay không? Và nguyên nhân trẻ bị chậm nói là do đâu. Căn cứ vào bảng chuẩn phát triển ngôn ngữ dưới đây dành cho trẻ em để cha mẹ có thể phát hiện sớm chậm nói của con mình.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM
Trẻ dưới 1 tuổi
Nghe và hiểu
Nói
0- 3 tháng
– Giật mình khi nghe tiếng động to.
– Im lặng hoặc mỉm cười khi được người khác nói chuyện.
– Nhận được giọng nói của bạn hoặc nín khóc khi nghe tiếng bạn.
– Bú mạnh lên hoặc yếu đi khi nghe thấy âm thanh lạ.
– Phát ra các âm gừ gừ.
– Thể hiện các tiếng khóc khác nhau cho các nhu cầu khác nhau.
– Mỉm cười khi nhìn thấy bạn.
4-6 tháng
– Nhìn về phía có tiếng động.
– Phản ứng với những thay đổi trong giọng nói của bạn.
– Nhận biết các đồ chơi phát ra âm thanh.
– Chú ý tới tiếng nhạc.
– Phát ra các âm p, b, m.
– Cười thầm và cười thành tiếng.
– Thể hiện sự thích hoặc không thích bằng âm thanh.
– Bi bô một mình hoặc đáp lại lời nói chuyện của bạn.
7 tháng –
1 năm
– Thích chơi trò ú òa.
– Quay đầu và hướng về phía có âm thanh.
– Lắng nghe khi được bạn nói chuyện.
– Nhận biết từ chỉ các vật thông dụng như “cốc”, “giầy”, “sách”…
– Bi bô các nhóm âm thanh ngắn và dài, ví dụ “tata bibibibi”.
– Dùng lời nói hay âm thanh không phải tiếng khóc để đạt được sự chú ý.
– Dùng các động tác để giao tiếp (vẫy tay, bám tay đòi bế).
– Bắt chước nhiều âm thanh lời nói khác nhau.
– Nói được 1 hay 2 từ (bà, mẹ, chó…) khi một tuổi, mặc dù các âm thanh này còn chưa rõ ràng.
Trẻ em 12 – 24 tháng tuổi
Nghe và hiểu
Nói
– Hiểu rõ một yêu cầu và thực hiện theo
– Nhìn, lắng nghe người khác đang nói
– Phản ứng khi được gọi tên mình
– Nghe và bước đầu hiểu được các câu hỏi đơn giản liên quan đến sự việc đang xảy ra/ câu hỏi có/ không
– Hành động đúng theo lời chỉ dẫn của người khác.
– Nói tên các đồ vật, con vật quen thuộc xung quanh
– Nói được tên mình
– Nói dạ, xin, và các từ đơn thể hiện nhu cầu cá nhân: ăn, đi, ngủ, măm,..
– Nói câu trả lời cho câu hỏi: Cái gì/ Ai đây/,…
– Nói còn ngọng và không rõ lời, thích nói,…
Trẻ2 đến 3 tuổi
Nghe và hiểu
Nói
– Hiểu sự khác biệt giữa các từ đối lập (trong – ngoài, lớn – nhỏ, trên – dưới).
– Thực hiện hai yêu cầu (Cầm cuốn sách và đặt lên bàn cho mẹ).
– Có thể ngồi nghe cha mẹ đọc chuyện lâu hơn và tỏ ra thích thú.
– Biết dùng tử chỉ hầu hết mọi vật.
– Dùng các câu có 2 hay 3 từ để thể hiện ý muốn hoặc yêu cầu.
– Dùng các phụ âm k, g, t, d ,n.
– Người thân đã có thể hiểu đa số những điều bé nói.
– Thường yêu cầu hay hướng sự chú ý tới đồ vật bằng cách gọi tên chúng.
– Hỏi “Vì sao?”.
– Có thể bị nói lắp một số âm hoặc từ.
Trẻ3 đến 4 tuổi
Nghe và hiểu
Nói
– Nghe tiếng bạn gọi từ phòng bên cạnh.
– Nghe tiếng tivi và đài ở cùng mức độ to nhỏ như những thành viên khác của gia đình.
– Hiểu các từ chỉ một số màu sắc như màu đỏ, màu xanh.
– Hiểu các từ chỉ một số hình dáng như hình tròn, hình vuông.
– Hiểu các từ về gia đình như anh, chị, ông, bà, cô, chú.
– Kể chuyện ở trường hay ở nhà bạn.
– Kể những chuyện xảy ra trong ngày. Dùng khoảng 4 câu cùng lúc.
– Người ngoài hiểu được bé nói gì.
– Trả lời các câu hỏi đơn giản “Ai?”, “Cái gì?”, “Ở đâu?”.
– Hỏi câu hỏi “Khi nào” và “Thế nào”.
– Dùng các đại từ nhân xưng như tớ, bạn, chúng mình, các bạn ấy.
– Sử dụng rất nhiều câu có 4 từ trở lên.
– Thường nói dễ dàng, không phải lặp lại các vần hay từ.
Trẻ4 đến 6 tuổi
Nghe và hiểu
Nói
– Hiểu các từ khó hơn như thứ nhất, tiếp theo, cuối cùng.
– Hiểu các từ chỉ thời gian như hôm qua, hôm nay, ngày mai.
– Tuân thủ các chỉ dẫn dài hơn, ví dụ “Nhím cất đồ chơi, đánh răng rồi chọn một cuốn truyện để mẹ đọc cho nghe nhé”.
– Tuẩn thủ các hướng dẫn của cô giáo ở lớp, ví dụ “Khoanh tròn quanh hình vẽ chỉ các thứ con có thể ăn”.
– Nghe và hiểu hầu hết những điều được nói ở nhà và ở trường.
– Nói được tất cả các âm trong từ. Có thể phát âm sai một số âm khó như l, s, r, v.
– Trả lời câu hỏi “Con vừa nói gì vậy?”.
– Nói chuyện mà không cần lặp lại các âm hay các từ.
– Biết đọc tên các chữ cái và số.
– Kể được một câu chuyện ngắn.
– Có thể duy trì một cuộc hội thoại.
– Thay đổi cách nói tùy theo người nghe và môi trường. Có thể dùng câu đơn giản hơn khi nói với các em bé hoặc nói to hơn khi ở ngoài đường.