- Tính cách cố hữu của người Việt là cả nể, dễ dãi dẫn đến những thất bại. Nó xuất phát từ việc ba mẹ Việt thường có thói quen dạy con nói lời cảm ơn, xin lỗi nhưng ít người biết dạy con nói “không”. Nói “không” trước hết thể hiện ở việc dạy trẻ biết từ chối những gì người khác cho. Ví dụ, khi được cô hàng xóm cho một cái bánh nhưng đứa trẻ không thích nhận thì nó có quyền nói “Cảm ơn cô ạ nhưng cháu không thích” và đặt lại chỗ cũ. Đến việc trẻ nói “không” khi bố mẹ, thầy cô, bạn bè, người thân sai trẻ làm điều trẻ không muốn hay đặt trẻ vào vị trí mà trẻ không thích. Tóm lại, dạy con nói “không” có nghĩa là dạy con biết cách nói từ chối trong những trường hợp phù hợp.
- Chính từ việc dạy trẻ biết từ chối sẽ rèn cho trẻ tính tự lập, biết phân biệt đúng sai, có chính kiến. Những đứa trẻ như vậy lớn lên sẽ không dễ dàng bị dụ dỗ, mua chuộc vào những thói hư tật xấu. Một đứa trẻ không có bản lĩnh không đủ sức để nói “không”. Vì nói “không” là con đã từ chối đi theo những gì người khác thích, từ chối đi theo đám đông.
Vậy Ba mẹ phải làm gì?
- Dạy con tự lập: Điều ba mẹ phải làm là dạy con tính tự lập, trẻ tự lập sẽ tự đưa ra quyết định và có khả năng đưa ra quyết định. Điều đó có nghĩa là ngay từ nhỏ ba mẹ hãy ngừng việc bao bọc trẻ, hãy đóng vai trò là người quan sát tránh làm sai, làm hộ trẻ. Ba mẹ học cách làm lơ với những gì trẻ làm. Làm lơ không có nghĩa là không quan tâm mà quan sát trẻ từ xa. Nếu trẻ sai thì đưa ra chỉ dẫn, không phán xét.
- Chấp nhận sai lầm của trẻ, coi như đó là một điều cần phải xảy ra để trưởng thành hơn. Vì không ai trong cuộc đời tránh được sai lầm. Nếu ngay lúc nhỏ trẻ học được bài học từ sai lầm thì khi lớn lên trẻ sẽ biết cách để đối diện với sai lầm.
- Dạy trẻ phân biệt đúng sai, tốt xấu. Điều cơ bản mà chúng ta dạy cho trẻ là dạy trẻ biết như thế nào là đúng, là tốt. Muốn vậy chúng ta phải luôn làm mẫu cho trẻ. Không ai khác chính ba mẹ là tấm gương lớn để con soi vào. Một nguyên tắc bất di bất dịch là ba mẹ phải luôn làm đúng. Nếu có làm sai mà vô tình trẻ biết được thì phải biết sửa chữa và giải thích cho trẻ. Khi trẻ đã có chính kiến, quan điểm cá nhân thì rất khó bị bạn bè rủ rê làm theo điều xấu.
- Dạy trẻ từ chối với thái độ mềm mỏng, lễ độ vẫn thể hiện được quan điểm của mình mà không gây tổn thương cho người khác. Đây được gọi là nghệ thuật trong việc từ chối. Trẻ hãy nói với thái độ chân thành nhưng dứt khoát.
- Trong cuộc sống nhiều khi việc nói không lại đưa mình vào vị trí thiểu số, đối nghịch với đa số. Nhưng bản chất lẽ phải thì sẽ luôn chiến thắng. Trẻ học được tinh thần dũng cảm, dám đối diện với nghịch cảm, dám đấu tranh cho cái tốt, cái thiện. Dạy con nói “không” rất cần thiết trong hành trình giáo dục cho con mình, vì thế bố mẹ hãy đồng hành và rèn luyện với con hằng ngày nhé!
- Đọc thêm: Ẩn sâu đằng sau sự hư hỏng của con là…?
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn
Trang 1 trên 11