Các thang đánh giá rối loạn lo âu mà bạn nên biết

   Các thang đánh giá rối loạn lo âu       

Rối loạn lo âu là một trong số những bệnh tâm lý gây nguy hiểm nhất hiện nay. Chứng bệnh này sẽ chỉ được điều trị triệt để nếu người bệnh tìm ra đúng nguyên nhân chính gây ra; đồng thời, nếu không được phát hiện sớm sẽ có thể nhanh chóng biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vậy làm sao để biết bạn có đang mắc phải rối loạn lo âu? Bạn mắc rối loạn lo âu ở mức độ nào?…. Thì dưới đây là một số thang đánh giá rối loạn lo âu mà bạn nên biết.

1. Bảng đo lường mức độ ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần (DASS)

Bảng đo lường mức độ ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần (DASS) được sử dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện và trung tâm trị liệu tâm lý. Thang là tổ hợp 3 thang tự đánh giá được thiết kế để đo mức độ nghiêm trọng của những dấu hiệu cốt lõi của u sầu, lo lắng và căng thẳng.

DASS được xây dựng không dựa trên các khái niệm phân loại rối loạn tâm lý. Có một giả thuyết (và đã được xác nhận bởi nhiều dữ liệu nghiên cứu) là DASS được phát triển dựa trên sự khác biệt về mức độ các biểu hiện trầm buồn, lo lắng và căng thẳng giữa mẫu bình thường và mẫu mắc các rối loạn tâm lý. Do đó, DASS không có ý nghĩa trong việc chẩn đoán lâm sàng dựa trên các hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán như DSM và ICD.

Phiên bản gốc gồm 42 câu chia cho 3 thang, mỗi thang gồm 14 câu. Phiên bản rút gọn gồm 21 câu, mỗi thang gồm 7 câu.

Mục đích:

·      Đo lường, sàng lọc mức độ ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần.

·     Có thể được sử dụng để đánh giá mức độ đáp ứng của thân chủ với trị liệu ở từng quá trình (Gomez, 2016).

Độ tuổi: từ 15 tuổi trở lên

Đối tượng: Thân chủ có biểu hiện ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần.

Thành phần thang đo: Phiên bản DASS 21 gồm 21 câu, mỗi thang D, A, S có 7 câu. Mỗi câu được tính điểm từ 0 (Điều này hoàn toàn không xảy ra với tôi) đến 3 (Rất thường xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có)

·    D (Depress – U sầu): Đánh giá mức độ của cảm giác buồn rầu, chán nản, vô vọng, tự ti, chậm chạp, thiếu hứng thú, mất năng lượng, không muốn tham gia các hoạt động.

·   A (Anxiety – Lo sợ): Đánh giá mức độ của cảm giác lo lắng, run rẩy, khô miệng, khó thở, trống ngực, đổ mồ hôi, và khả năng tự kiểm soát khi lo lắng.

·  S (Stress – Căng thẳng): Đánh giá cảm giác khó thư giãn, thả lỏng, dễ buồn bã/kích động, cáu kỉnh/phản ứng quá mức và thiếu kiên nhẫn.

2. Thang Đánh giá trầm cảm Zung (SAS)

Thang Đánh giá trầm cảm Zung (SAS) là thang tự đánh giá gồm có 20 đề mục, được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu dịch tễ học (Zung WW., 1965). Độ nhạy và độ đặc hiệu đối với SDS sử dụng ngưỡng điểm 60 cho thấy độ nhạy từ 58% – 76%, còn độ đặc hiệu từ 82% – 86% (Kitchell MA, 1982; Okimoto JT, 1982).

Mục đích:

  • Thang đánh giá lo âu Zung được sử dụng để Nhà tham vấn đánh giá nhằm phát hiện sớm những biểu hiện của lo âu bệnh lý.

Đối tượng:

·       Trẻ trên 15 tuổi

·       Những thân chủ có biểu hiện lo âu

Thành phần thang đo: Thang đo lo âu Zung gồm 20 đề mục. Mỗi đề mục chứa 4 câu mô tả trạng thái tâm thần của con người.  Tương ứng với điểm số từ 1 đến 4.

SASĐiểm
đánh giá
Ghi chú
Không có lo âu bệnh lý20 – 44 
Lo âu mức độ nhẹ đến trung
bình
45 – 59 
Lo âu mức độ nặng60 – 74 
Lo âu mức độ rất nặng75 – 80 

  1. Thang đo GAD -7

Thang đo GAD -7 là thang đánh giá lo âu của Spitzer và cộng sự được Nhóm nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng dịch, hiệu đính, chuẩn hóa. GAD -7 dựa trên các tiêu chí chẩn đoán được mô tả trong DSM-IV.

Đối tượng: Bệnh nhân có rối loạn lo âu Chống chỉ định bệnh nhân loạn thần

Thành phần thang đo: Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in. Nó bao gồm bảy câu hỏi và được tính toán bằng cách gán điểm số từ 0, 1, 2, và 3: yêu cầu người làm trả lời về mức độ thường xuyên gặp phải vấn đề trong hai tuần vừa qua.Và chọn một trong bốn mức độ khác nhau. Trong đó: Không ngày nào là 0 điểm; Vài ngày là 1 điểm; Hơn một nửa số ngày là 2 điểm; Gần như mọi ngày là 3 điểm.

Điểm sốKết quả
≥ 10Có thể chẩn đoán là Rối loạn lo âu nhưng cần đánh giá thêm 
5Lo âu nhẹ 
10Lo âu trung bình 
15Lo âu nặng 

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo