Nhắc đến thanh thiếu niên nhiều người vẫn nghĩ đây là độ tuổi đang độ ăn, độ ngủ. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều bạn trẻ lại mắc phải chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì, nếu tình trạng kéo dài mà không có biện pháp nào khắc phục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cơ thể, học tập.
Reuters từng viết một công bố một nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày dễ có hành vi bạo lực, thương tích và tự tử. Hiểu theo nghĩa đen, thiếu ngủ có thể gây tử vong cho trẻ teens.
Tác hại của việc mất ngủ ở tuổi dậy thì
Gia tăng mụn trứng cá
- Thức khuya là một trong những nguyên nhân khiến các bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì dễ bị mụn trứng cá. Do khi thức khuya, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết hormone cortisol gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn. Tình trạng này sẽ khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc và làm gia tăng mụn trứng cá.
- Để tránh làm da xuống cấp, những bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì nên duy trì việc ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Mất cân bằng hormone
- Ngủ muộn là thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Thường xuyên mắc phải chúng sẽ khiến cơ thể tăng tiết hormone cortisol. Lượng hormone này khi được sản sinh quá mức cần thiết sẽ làm phá vỡ sự cân bằng và gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ.
- Lúc này, những người trong độ tuổi dậy thì thường gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khó kiểm soát cân nặng…
Ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao
- Tuổi dậy thì là thời điểm có những thay đổi nhất định về cơ thể, trong đó có chiều cao. Việc thường xuyên thức khuya sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chúng. Do hormone tăng trưởng chiều cao chủ yếu được sản sinh vào ban đêm, khi cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn.
- Với lứa tuổi đang phát triển mỗi đêm sẽ tăng lên khoảng 0,2mm. Nếu bạn có thói quen thức khuya để nghịch điện thoại, chơi game… Thì hãy thay đổi chúng ngay kẻo chiều cao cứ mãi “ì ạch” không chịu tăng đó.
Dễ mất tập trung và hay quên
- Việc ngủ đủ giấc và đúng giờ giúp não bộ được phục hồi và nghỉ ngơi sau một ngày dài. Nếu bạn thức khuya sẽ khiến não bộ phải hoạt động quá sức và dễ gây hại. Hay mắc phải thói quen này cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi, khó tập trung và làm xảy ra tình trạng hay quên vào ngày hôm sau.
- Đặc biệt, trong độ tuổi dậy thì, não bộ cũng như các quan khác cần được nghỉ ngơi để tái tạo và phát triển.
Tăng cân không kiểm soát
- Theo Boldsky, tăng cân tỷ lệ thuận với thời gian ngủ. Nếu bạn không ngủ ít nhất 6 tiếng vào ban đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn.
- Bên cạnh đó, càng thức khuya, bạn càng có xu hướng thèm ăn và ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo.
Hệ thống miễn dịch bị suy yếu
- Thức khuya nhiều đêm sẽ phá hủy các tế bào máu trắng, thành phần cung cấp khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đó là lý do tại sao ngủ muộn vào ban đêm làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Theo Guardian, Kathryn Orzech – Chuyên gia nghiên cứu về giấc cho hay, họ đã theo dõi 56 thanh thiếu niên tuổi từ 14 đến 19 trong ba tháng. Họ được gắn thiết bị đặc biệt trên cổ tay để đo chuyển động (ghi nhận cả giấc ngủ). Kết quả cho thấy những người ngủ ít hơn 7 giờ một đêm có bệnh tật nhiều hơn.
Dễ lão hóa
- Mặc dù tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ trung nhất trong cuộc đời. Thế nhưng nếu bạn không khéo giữ gìn thì nhan sắc sẽ xuống cấp nhanh chóng nhé.
- Thời gian ngủ cũng là lúc làn da được tái tạo hiệu quả. Cho nên nếu bạn thức khuya và thiếu ngủ sẽ khiến da không được phục hồi nên những tế bào lão hóa ngày càng nhiều hơn. Không cần thời gian quá lâu, chỉ cần bạn thức khuya thường xuyên trong vòng 1 năm là đã đủ khiến nhan sắc già đi trước vài tuổi.
Cách khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì
Những việc nên làm
- Thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
- Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những môn thể thao, bài tập nặng).
- Tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, sau đó làm giảm nhiệt độ phòng ngủ sẽ giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn
- Tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn trước khi ngủ.
- Tắt tất cả các thiết bị điện tử bao gồm điện thoại khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ.
- Tắt các thiết bị chiếu sáng.
- Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng.
- Tập thói quen ngủ sớm và đúng giờ.
- Gạt bỏ các vấn đề cần suy nghĩ sang một bên để ngủ dễ dàng.
- Tạo bình minh cho con bằng cách mở rèm cửa hoặc bật đèn trước khi trẻ tỉnh dậy
Những việc không nên làm
- Không ngủ nhiều ban ngày.
- Vào chiều tối cần hạn chế, tránh không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu….
- Tránh ăn quá no, ăn những thức ăn giàu năng lượng, nhiều chất béo, gây đầy hơi, khó tiêu vào buổi tối hoặc lúc gần giờ đi ngủ.
- Trước khi đi ngủ cần tránh nghe nhạc quá to, xem phim, đọc sách gây xúc động mạnh hoặc phấn khích thái quá.
- Tránh lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ nhiều trước giờ đi ngủ.
- Dù chúng ta có lúc cảm thấy trẻ teen đã đủ độc lập để quyết định khi nào ngủ và khi nào thức dậy, nhưng có lẽ chúng ta vẫn cần phải giúp con kiểm soát và điều chỉnh giấc ngủ của con nếu cần.
- Hãy thường xuyên để ý tới giấc ngủ và hỏi thăm về những giấc ngủ của con nhé!
Đăng kí và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn