Đừng đọc bài viết này nếu bạn đã từng có một đêm thức trắng

Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta thường xuyên phải thức trắng đêm. Vậy làm thế nào để giữ cho bản thân không gục ngã sau một đêm không ngủ?

Thức trắng một (hoặc nhiều) đêm là một trong những việc mà đa số thế hệ chúng ta đang phải trải qua. Deadline tới gần, công việc chồng chất, nghĩa vụ với gia đình và ti tỉ những điều khác khiến chúng ta phải hy sinh giấc ngủ mà không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào ly cà phê để tỉnh táo cả đêm.

Tuy nhiên, những “cú đêm” đều biết rằng việc thức trắng cả đêm không hẳn sẽ hủy hoại chúng ta như mọi người vẫn tưởng, mà chính việc phải thức vào ngày hôm sau mới là điều đáng sợ nhất – cảm giác như thể bạn hoàn toàn kiệt quệ.

Những tác động lên cơ thể sau một đêm thức trắng? 

Nhịp sống nhanh, công việc chồng chất, các thời hạn đeo đuổi,… Rất nhiều những yếu tố thúc đẩy quyết định thức đêm trắng để hoàn thành những nhiệm vụ và trách nhiệm được giao phó.

Nhưng đây có phải là một giải pháp lâu dài để bạn sống một cuộc đời viên mãn? Dưới đây là hậu quả của việc thức trắng lên sức khỏe và cơ thể của bạn:

❗️ SUY GIẢM TRÍ NHỚ VÀ KHÔNG XỬ LÝ ĐƯỢC NHỮNG THÔNG TIN MỚI

Nguyên nhân nào khiến bạn giảm trí nhớ ngoài Alzheimer - Suckhoehiendai

  • Bạn sẽ bắt đầu phản ứng chậm lại sau khoảng 18 giờ thức liên tục. Khả năng hình thành ký ức sẽ bắt đầu suy giảm, và sau một thời gian, khả năng tạo ra bất kỳ ký ức mới nào của bạn sẽ hoàn toàn biến mất.

  • Từ giờ 18 trở đi, khả năng ra quyết định và xử lý thông tin cũng như nhận thức về không gian của bạn sẽ dần kém đi.

  • Thức lâu hơn 24 giờ, não của bạn rơi vào chế độ hoảng loạn, não sẽ tiếp quản và ép bạn ngủ. Về cơ bản, bạn sẽ có những giấc ngủ ngắn. Mặc dù bạn có vẻ như đang thức (đi bộ, nói chuyện, mắt mở,…) não của bạn sẽ tự chuyển sang trạng thái ngủ từ 10 đến 20 giây mỗi lần.

  • Trong những giấc ngủ ngắn này, bạn không thể xử lý những gì bạn đang thấy xung quanh mình. Vì vậy, nếu đang lái xe, bạn có thể nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ lối ra mười phút trước. Và đó thực sự là điều đáng sợ, bởi vì sự kiện đó có nghĩa là bạn đã ngủ trong những khoảnh khắc mà bạn thực sự nên thức. 

❗️ THỨC TRẮNG LÀM TĂNG HUYẾT ÁP VÀ RỦI RO BỊ VẤN ĐỀ VỀ TIM MẠCH 

Đau tức ngực kèm khó thở có phải dấu hiệu bệnh tim mạch không? | Vinmec

  • Huyết áp của bạn tăng trong suốt cả ngày, thường là do stress về thể chất và cảm xúc mà bạn trải qua. Mỗi đêm khi bạn ngủ, huyết áp (cũng như nhịp tim) của bạn sẽ giảm trở lại. Nói cách khác, giấc ngủ là một loại thuốc điều trị huyết áp tự nhiên. 

  • Nếu giấc ngủ không được đều đặn mỗi ngày, huyết áp và nguy cơ đau tim, đột quỵ, và thậm chí là bệnh tim sẽ tăng vọt. Nếu bạn thức lâu hơn 18 giờ, trái tim của bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi và điều đó có thể gây ra hậu quả chết người.

Đọc thêm: Đừng yêu đời nữa, trầm cảm lên đi

❗️ THỨC ĐÊM ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỘI TIẾT TỐ, KHIẾN BẠN GIÀ ĐI VÀ MẤT NĂNG LƯỢNG 

  • Giấc ngủ rất quan trọng cho quá trình sản xuất hormone. Nếu bạn thức hơn 18 giờ, testosterone của bạn sẽ dần cạn kiệt, ảnh hưởng đến mức năng lượng.

  • Về mặt nội tiết tố, bạn sẽ gặp rắc rối thực sự sau nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng ngủ không ngon giấc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ một tuần thiếu ngủ — ít hơn năm giờ mỗi đêm — làm giảm mức độ testosterone của nam thanh niên xuống con số khổng lồ từ 10 đến 15%. Nói cách khác, liên quan đến hệ thống nội tiết tố, một tuần ngủ không ngon giấc sẽ khiến bạn già đi cả thập kỷ.

6 bí quyết để mất ngủ không là nỗi ám ảnh hằng đêm

❗️ THỨC TRẮNG KHIẾN SUY GIẢM HỆ MIỄN DỊCH

  • Khi bạn thức lâu hơn 18 giờ, cơ thể bạn bắt đầu tích tụ các protein chống viêm như IL-6, một dấu hiệu máu liên quan đến tình trạng sức khỏe mãn tính và bệnh tim. Số lượng tế bào miễn dịch của bạn cũng bắt đầu suy giảm, do đó cơ thể bạn không còn cơ hội để tạo ra nhiều tế bào hơn.

  • Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc sản sinh ra các tế bào tiêu diệt tự nhiên, giúp chống lại ung thư và các tế bào bị nhiễm vi rút trong cơ thể.

❗️ GIẢM HIỆU QUẢ LÀM VIỆC VÀ HOẠT ĐỘNG

Bị stress vì KPI công việc quá lớn, tôi phải làm gì?

  • Nếu cơ thể bị trục trặc, bạn có thể yên tâm cho rằng hiệu quả làm việc và hoạt động cũng bị ảnh hưởng. Theo Shona Halson, nhà sinh lý học phục hồi cao cấp tại Viện Thể thao Úc, người chuyên về giấc ngủ chia sẻ:

  • “Trong khi tập thể dục, bạn không thấy nhiều thay đổi trong hệ thống sinh lý. Những gì chúng ta thường thấy là sự nhận thức về nỗ lực bị thay đổi. Mọi thứ đều cảm thấy khó hơn, vì vậy bạn sẽ làm kém hơn trong công việc và hoạt động, không phải vì những thay đổi về sinh lý, mà vì nhận thức về nỗ lực của bạn đã thay đổi ”.

Dù bạn đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy nhớ rằng bạn luôn có quyền lựa chọn. Một sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện để bạn có thể tận hưởng hết những gì cuộc sống mang lại. Do đó, hãy học cách chăm sóc và sắp xếp giấc ngủ một cách điều độ.

Nguồn tham khảo:

[1] Bài viết What Happens to Your Body on No Sleep trên trang outsideonline.com

Đánh giá trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

One thought on “Đừng đọc bài viết này nếu bạn đã từng có một đêm thức trắng

  1. Pingback: Người chơi hệ “sợ ma” đang lên tiếng (phasmophobia) - Braincare

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo