Các nhà tâm lý học ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Nghệ thuật kiểm soát cảm xúc và định hướng nó một cách đúng đắn được gọi là trí tuệ xúc cảm: sự tự chủ, lòng nhiệt thành và kiên nhẫn cũng như khả năng và sự kích thích hành động. Thói vị kỉ, bạo lực và vô tâm dường như đang phá hủy cuộc sống của chúng ta. Vậy thái độ đạo đức chúng ta cần có là gì? Đó là sự kiềm chế và lòng trắc ẩn.
Chúng ta đang ghi nhận hai xu hướng: trạng thái ngày càng tồi tệ của đời sống cảm xúc, điều này làm gia tăng các rối loạn tâm lý và các mối nguy hiểm ở lứa tuổi học đường và những phương thuốc mang theo niềm hi vọng.
Những phản ứng nhanh chóng nhưng vội vã, xúc cảm trước, suy nghĩ sau… đã gây lên những vấn đề nghiêm trọng trong học đường, giúp chúng ta nhìn lại về sứ mệnh và mở rộng tầm nhìn của ngành tâm lý học trường học.
Sự mất an toàn học đường đối với học sinh
• Hai nữ sinh đánh nhau trước sự cổ vũ của bạn học
• Nữ sinh đánh nhau, bạn bè cổ vũ, quay clip
• Nữ sinh lớp 7 bị ép ăn cát, bạn bè đứng xem
• Đâm thủng bụng lớp trưởng vì không cho lấy ghế
• Bức xúc vì ngày nào cũng bị bắt nạt ở lớp học
• Thầy giáo vụt gậy tre vào mặt học sinh
• Ghi sổ bạn trực nhật bẩn, nữ sinh bị đánh dã man
• Nữ lớp trưởng liên tiếp bị bạn trùm đầu đánh hội đồng
• Nữ sinh bị đánh hội đồng phải nhập viện
Học sinh lớp 12 bị đâm chết từ một cái “liếc”
• Bức thư “đau đớn vì những lời miệt thị” của nữ sinh Phú Thọ bị đánh hội đồng
• Nữ sinh bị đánh hội đồng vì lý do từ trên trời rơi xuống v.v…
Nguồn: kenh14.vn/bao-luc-hoc-duong.html
Chương trình tham vấn tư vấn học đường giúp học sinh đạt được tốc độ tăng trưởng cá nhân tối ưu, phát huy được các kỹ năng xã hội tích cực và giá trị, thiết lập mục tiêu nghề nghiệp phù hợp và nhận ra tiềm năng học tập đầy đủ để trở nên hiệu quả, góp phần thành viên của cộng đồng thế giới. Tóm lại, với sự giúp đỡ của một cán bộ tham vấn, học sinh sẽ không phải đối mặt với các vấn đề khó khăn ở trường học một mình.
Phương thuốc mang theo niềm tin
1. Hỗ trợ kỹ năng học tập
• Tổ chức, nghiên cứu và hướng dẫn kỹ năng làm bài thi
• Giáo dục nâng cao hiểu biết về bản thân và người khác
• Hướng dẫn các chiến lược đối phó với các tình huống
• Dạy các kỹ năng xã hội, ứng xử, giao tiếp hiệu quả
• Truyền thông, giải quyết vấn đề, ra quyết định và giải quyết xung đột
• Nâng cao nhận thức nghề nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, trắc nghiệm hướng nghiệp và lập kế hoạch
• Giáo dục về lạm dụng game/chất gây nghiện, v.v…
2. Những vấn đề học sinh cần tham vấn có liên quan đến học tập, như:
• Kết quả học tập sa sút, không chú ý đến việc học tập,
• Sợ đi học/sợ đến trường, trốn học, bỏ học,
Không làm theo yêu cầu của giáo viên, phàn nàn về giáo viên,
• Từ chối tham gia các hoạt động ở trường,
• Xác định những rào cản, nguy cơ cản trở học tập và cung cấp các phương thức ứng phó,
• Hình thành thói quen tích cực trong học tập.
3. Tham vấn nhằm phát triển kĩ năng cá nhân và xã hội của học sinh
• Lo âu, căng thẳng, tự cô lập, thất vọng,
• Can thiệp khủng hoảng, tự tử ở học sinh,
• Giảm hứng thú trong học tập/công việc,
• Tự đánh giá bản thân thấp,
• Tình bạn, tình yêu lứa tuổi học đường và cách giải quyết
• Sức khỏe sinh sản, xu hướng giới tính- tình dục
• Sự phụ thuộc, kém thích nghi với các tình huống xã hội mới,
• Khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ,
• Các vấn đề liên quan đến bạo lực/bắt nạt học đường,
• Những vấn đề của cha mẹ ảnh hưởng đến học sinh,
• Nghiện game, lạm dụng chất gây nghiện
• Thực hiện các đánh giá khác nhau về nhân cách và nghề nghiệp
• Xác định thiên hướng, hứng thú nghề nghiệp, v.v…
4. Tư vấn phụ huynh, giáo viên, những người có liên quan
Với tư cách là người làm việc “đồng đẳng” trong hỗ trợ học sinh, cán bộ tham vấn tham khảo ý kiến với cha mẹ về:
• Vấn đề học tập của học sinh và các yếu tố ảnh hưởng,
• Cung cấp thông tin và giới thiệu các dịch vụ và nguồn lực hỗ trợ học sinh
• Làm việc về những vấn đề liên quan tới bắt nạt/bị bắt nạt và bạo lực học đường
• Hợp tác cùng gia đình trong việc thực hiện các chiến lược giúp đỡ học sinh, giúp phát huy tối đa năng lực v.v…
Các biểu hiện có vấn đề của học sinh?
Từ góc độ rối nhiễu tâm lí, bất kể sự việc/hiện tượng nào trong xã hội xảy ra với học sinh, làm ảnh hưởng đến cơ thể, suy nghĩ, cảm xúc hay hành vi của các em, chúng kéo dài trong khoảng 2 tuần, thể hiện qua một số triệu chứng dưới đây thì các em cần tìm kiếm sự giúp đỡ của các cán bộ tham vấn hoặc của các chuyên gia tham vấn tâm lí ngoài trường học. Ví dụ:
• Học sinh luôn không hài lòng và thấy khó chịu vì mối quan hệ nào đó.
• Học sinh thấy buồn chán, lo âu, căng thẳng đau khổ, sợ hãi, những điều này lặp đi, lặp lại và ảnh hưởng đến hoạt động của học sinh.
• Ở học sinh xuất hiện cá tính hiếm thấy và không có trong hành động tiền lệ. • Học sinh nói nhiều trong một thời điểm và luôn cảm thấy không hài lòng.
• Học sinh có nhận thức phi lí và thể hiện ở hành động mà người khác cho là không bình thường.
• Học sinh thường có hành động gây bất bình với người xung quanh.
• Học sinh không thích nghi hoặc khó thích nghi, luôn hành động ảnh hưởng đến mục tiêu của mình và những người xung quanh.
• Học sinh luôn cảm thấy đau khổ, dằn vặt hay thất vọng với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại của bản thân.
• Học sinh không có mục tiêu, ước mơ, con đường, thiếu động lực, khát vọng và hoài bão
Nhà tâm lí họ đường làm gì để giúp đỡ học sinh và cha mẹ?
Trong thực tế, không phải lúc nào học sinh (chúng ta) cũng nhận ra là mình đang có vấn đề cần được giúp đỡ. Điều này do học sinh thiếu hiểu biết về nó, do tự bản thân không thừa nhận nó… Việc lưu giữ những cảm xúc căng thẳng sẽ làm xuất hiện những hành vi mang tính phòng vệ hoặc những hành vi mang tính chống đối, huỷ hoại ở các em.
Nhà tâm lý học học đường sử dụng các công cụ đánh giá để đo khả năng nhận thức; khả năng học tập; mức độ rối nhiễu của hành vi và nhân cách của những học sinh có rối nhiễu tâm lí ở thể nhẹ và tập trung vào can thiệp; đưa ra những đánh giá phòng ngừa và can thiệp cho học sinh có nguy cơ thất bại học đường, đánh giá khả năng hòa nhập đối với những nhu cầu riêng biệt của học sinh và tập trung vào các chương trình giáo dục, can thiệp, chuyển giao những can thiệp và phục hồi cho học sinh.
Sự can thiệp đòi hỏi mang tính chuyên môn sâu – chiếm 5% trong tổng số học sinh có nguy cơ cao, có rối nhiễu tâm lí (rối loạn lo âu, trầm cảm, stress sau sang chấn) trong các trường học. Mức độ rối nhiễu tâm lí học đường của các em thường gây ảnh hưởng tới kết quả học tập/công việc, làm rối loạn nhịp sinh hoạt đời thường (ăn, ngủ, nghỉ ngơi),v.v… Do đó, sự can thiệp có thể cần nhiều thời gian và đòi hỏi chuyên môn sâu (thường cần đến vai trò của nhà tâm lí lâm sàng, hay bác sĩ tâm thần) nên học sinh cần được chuyển đến các chương trình/trung tâm hỗ trợ tâm lí chuyên nghiệp, hoặc bệnh viện.
Tài liệu tham khảo chính: Trần Thị Minh Đức (2014), Tham vấn học đường, Tài liệu dành cho cán bộ Tham vấn học đường, Dự án Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng, Tổ chức Plan International Việt Nam.
Giới thiệu Chương trình học về tự nhận thức bản thân của Tuệ Đức:
Các yếu tố chính:
– Ý thức về bản thân
– Đưa ra các quyết định
– Chế ngự các xúc cảm
– Làm dịu những căng thẳng
– Đồng cảm với người khác
– Giao tiếp
– Cởi mở với nguời khác
– Sự sáng suốt
– Chấp nhận bản thân
– Trách nhiệm cá nhân
– Tự tin
– Hoạt động nhóm
– Giải quyết các xung đột
Đánh giá trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.