Bạo lực tinh thần – địa ngục trên mặt đất

Bạo lực tinh thần rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng hơn so với bạo lực thể chất. Hậu quả của bạo lực tinh thần kéo dài âm ỉ và có thể gây tổn hại tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân như trầm cảm và sang chấn tâm lý do phải sống trong môi trường u uất, buồn bã. Tại Việt Nam, kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đã xác định 32% phụ nữ từng kết hôn phải chịu bạo hành thể chất trong đời, 10% từng bị bạo hành tình dục, 54% phải chịu bạo hành tinh thần. 

Bạo lực tinh thần không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập, hành hạ, chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết, nhục mạ, hạ thấp phẩm giá nạn nhân, kiểm soát hoạt động của nạn nhân, lợi dụng vị thế trong gia đình của mình để gây áp lực, buộc người kia phải tuân theo mình, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Bạo lực tinh thần xảy ra ở các đối tượng khác nhau nhưng bài viết này chỉ xin bàn đến bạo lực gia đình trong mối quan hệ vợ chồng.

Biểu hiện 

  • Không ngừng sỉ nhục bạn trước mặt người khác.
  • Chỉ trích hành động của bạn khiến bạn thấy mình làm gì cũng sai.
  • Bông đùa một cách ác ý và ích kỷ.
  • Muốn kiểm soát mọi thứ bao gồm cả hành động của bạn.
  • Không ngừng nhắc bạn nhớ về những sai sót và thất bại của mình.
  • Không trân trọng cảm xúc của bạn và thường cho rằng bạn sai.
  • Khi bạn ở một mình với người ấy bạn cảm thấy sợ hãi khi họ nhìn bạn bằng ánh mắt không vừa ý.
  • Dừng thể hiện tình cảm hay làm tình như một đòn trừng phạt.
  • Coi thường ước mơ và thành tựu của bạn.
  • Chia sẻ những thông tin và bí mật cá nhân của bạn cho người khác dù không được bạn đồng ý.
  • Cho rằng bạn không đủ năng lực để nhận thức điều gì là tốt cho mình.
  • Đổ lỗi cho bạn.
  • Trở nên cực kỳ nhạy cảm khi ai đó châm chọc hoặc chê cười họ.
  • Luôn làm bạn cảm thấy như thể bạn không đủ tốt cho họ.
  • Luôn cho rằng mình đúng bạn sai.
  • Kiểm soát tài chính để có thể kiểm soát hành động của bạn và cách bạn tiêu tiền.
  • Không ngừng nhắn tin gọi điện để kiểm tra xem bạn đang làm gì, với ai.
  • Buộc tội bạn vì những lý do vô lý.

  • Bạo lực tinh thần thường xảy ra trong những gia đình trí thức vì những người có học vấn nhận thức được việc bạo hành về thể chất dễ dàng bị phơi bày và can thiệp của pháp luật. Họ sợ bị dư luận đánh giá là “thiếu văn hóa”, đánh mất sĩ diện, danh dự. Chính vì thế họ thường chọn cách giải quyết mâu thuẫn gia đình bằng bạo lực tinh thần.
  • Do đó bạo hành tinh thần nghiễm nhiên tồn tại hợp pháp trong nhiều gia đình trí thức, âm thầm gặm nhấm, hành hạ tinh thần của nạn nhân dẫn đến các bệnh về tâm lý thần kinh, thậm chí có người còn tự tìm đến cái chết để giải thoát. Không dễ nhận ra như bạo lực về thể chất, bạo hành tinh thần là nỗi đau âm ỉ dai dẳng của người trong cuộc. Hậu quả nghiêm trọng khiến nạn nhân chết dần chết mòn, thậm chí dẫn đến hành vi tự sát để giải thoát khỏi bế tắc. Bạo hành tinh thần ảnh hưởng lớn đến những đứa trẻ. Chúng chứng kiến cảnh gia đình không hạnh phúc sẽ để lại tổn thương, sang chấn tâm lý không chữa lành được. Lớn lên chúng sẽ trở thành người hay sợ hãi, sợ lập gia đình hay đổ vỡ trong tình yêu hôn nhân. Bé trai trở thành người quá yếu đuối, hoặc cục súc như bố. Bé gái cam chịu, thất bại trong hôn nhân như mẹ. Hậu quả đối với xã hội là rất lớn, khi bạo hành gia đình kéo hãm kinh tế phát triển thụt lùi. Ảnh hưởng đến giá trị văn hóa, lối sống lành mạnh của cả cộng đồng.

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân của bạo hành tinh thần cũng giống như nguyên nhân của các loại bạo hành gia đình khác. Nguyên nhân sâu sa là do nhận thức xã hội còn kém. Ăn sâu bám rễ trong lối suy nghĩ của người Việt là “đàn ông là trụ cột gia đình” làm những việc to lớn, phụ nữ “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, phụ nữ chăm lo những việc nhỏ nhặt trong gia đình, có phải chịu thua thiệt một chút, làm nhiều việc một chút cũng không sao.
  • Bạo hành tinh thần không dễ nhận biết như bạo hành thể xác. Nhiều người thậm chí bị hành hạ tinh thần đã bao năm mà không nhận thức được mình bị bạo hành. Khi bị tát, bị đánh ai cũng hiểu đó là bạo hành nhưng bị sỉ nhục, bị mắng nhiếc thì chưa nhiều người biết đó là bạo hành. Nên cần nâng cao nhận thức cho phụ nữ để họ hiểu và có hành xử đúng khi họ bị bạo hành.
  • Chế tài, bộ luật về hình phạt với người thực hiện hành vi bạo hành tinh thần còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể. Vì vậy những kẻ bạo hành vẫn nhởn nhơ và điềm nhiên thực hiện hành vi lăng mạ người khác, mà không chịu bất cứ hình phạt nào.

Biện pháp

  • Xây dựng nhà tạm lánh, nhà tình thương để những chị em phụ nữ, chân yêu tay mềm có thể nương nhờ khi bị bạo hành. Tại đây có những người cùng cảnh ngộ, cũng như đội ngũ tình nguyện viên sẽ tư vấn, hỗ trợ về mặt tinh thần để nạn nhân sớm quay lại cuộc sống bình thường.
  • Đối với đối tượng gây bạo hành. Trước tiên người trong cuộc dùng lời khuyên giải, tìm ra nguyên nhân của xung đột. Khuyên nhủ những đối tượng này nên có sinh hoạt điều độ, học thiền để giảm bớt tính sân trong họ. Xã hội nên xây dựng trại giáo dưỡng hoặc đưa những người bạo hành gia đình đi cải tạo, cải tâm. Xây dựng chế tài nghiêm khắc , cụ thể, rõ ràng với đối tượng gây bạo hành.
  • Nếu không tự giải quyết được, phụ nữ không nên giấu diếm, sẽ làm đối tượng càng lấn tới và sự việc càng khó giải quyết, phụ nữ nên tìm đến sự hỗ trợ của những người thân xung quanh, hoặc tìm trợ giúp ở chuyên gia tâm lý.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo