Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 -20)

Khái quát chung:

  • Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 – 20) là thang tự đánh giá nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm do William M. Rcynolds xây dựng năm 1986.
  • RADS được sử dụng ở cả trong trường học và các cơ sở lâm sàng.
  • Hoàn thành trắc nghiệm RADS thường mất từ 5 đến 10 phút.
  • Các mức điểm ở RADS chỉ báo mức độ của các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên trên lâm sàng (bình thường, nhẹ, vừa và nặng).
  • Mục đích: Thang đánh giá trầm cảm RADS nhằm xác định các dấu hiệu và mức độ các triệu chứng trầm cảm.
  • Độ tuổi: Từ 10 – 20 tuổi.
  • Đối tượng: Thân chủ có dấu hiệu hoặc có nghi vấn trầm cảm.

Thành phần thang đo:

  • Gồm 30 đề mục để đánh giá mức độ hiện thời của các triệu chứng học trầm cảm ở thanh thiếu niên theo bốn thành phần cơ bản của trầm cảm: loạn khí sắc, cảm xúc tiêu cực/mất hứng thú, tự đánh giá tiêu cực và phàn nàn về cơ thể.
  • Với mỗi câu, người trả lời lựa chọn mức độ đúng nhất với trạng thái của mình theo thang điểm: Hầu như không (0đ), thỉnh thoảng (1đ), phần lớn thời gian ( 2đ), hầu hết hoặc tất cả thời gian (3đ).

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Thang đo, bút viết.
  • Bước 2: Hướng dẫn thực hiện thang đo:

Hãy đọc kỹ từng câu, sau đó khoanh tròn vào một chữ số thích hợp biểu thị đúng nhất trạng thái tâm lý của bạn. Trong đó:

  • Hầu như không (0đ).
  • Thỉnh thoảng (1đ).
  • Phần lớn thời gian (2đ).
  • Hầu hết hoặc tất cả thời gian (3đ)
  • Bước 3: Thân chủ làm test, nhà tham vấn quan sát và hỗ trợ thân chủ hoàn thành test
  • Bước 4: Tính điểm và trao đổi kết quả test.

KẾT LUẬN ĐIỂM:

  • Tính điểm RADS bằng cách cộng điểm mức độ của các câu.
  • Dựa theo RADS, những bệnh nhân có tổng số điểm từ 31 – 40 là trầm cảm nhẹ, 41 – 50 là trầm cảm vừa, và trên 51 điểm là trầm cảm nặng.

Một số lưu ý khi sử dụng Thang đánh giá trầm cảm RADS :

  • Nhà tham vấn cần lưu ý đảo điểm với những câu in nghiêng, nếu những câu in nghiêng có điểm quá cao/quá thấp/ không phù hợp với thông tin hỏi chuyện lâm sàng.
  • Cần khai thác thêm thông tin nếu điểm các câu in nghiêng quá thấp hoặc quá cao.
  • Trong quá trình hỏi chuyện và quan sát lâm sàng cần khai thác thêm thông tin về hành vi tự hại và tự tử hoặc sử dụng thêm test  khác có đề cập đến yếu tố này.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo