“Trầm cảm không phải bạn thấy buồn vì mọi thứ không theo ý mình, mà thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn diễn biến tốt đẹp”.
Ngày thứ 7 bình thường như những ngày khác, không báo trước, “nó” xuất hiện. Bạn rơi vào trạng thái lo âu bồn chồn, dù không phân biệt được lo âu vì điều gì. Dần dần “nó” biến thành cơn sợ hãi. Bạn biết mình đang sống, nhưng một phần nào đó bên trong bạn đang chết. Bạn vẫn ngồi cà phê, dạo quanh ven hồ, nhưng các hình ảnh bình thường trước đây bỗng dưng trở nên viển vông. Bạn nghe thấy, nhưng không thể nhập vào câu chuyện của bạn bè xung quanh. Thế giới như được nhìn qua một lớp rào chắn mơ hồ… Điều này có nghĩa là bạn đang rơi vào trạng thái trạng thái của trầm cảm…. Nếu nó tồn tại và diễn ra trong một thời gian nhất định, có thể bạn sẽ có suy nghĩ tự tử và nặng hơn là hành động tự tử.
Điều đau xót đó là, thường những người thân, bạn bè, xã hội chỉ phát hiện ra người bị trầm cảm khi họ đã để lại thư tuyệt mệnh.
Dưới đây là những bức thư tuyệt mệnh của những “ánh đèn leo lắt trong xã hội”. Đọc, suy ngẫm, cộng thêm sự đồng cảm, chúng ta sẽ hiểu và lắng nghe được nhiều hơn về 2 chữ “TRẦM CẢM”.
Tâm thư thứ nhất
“Nếu có thể đánh đổi tính mạng của con cho cha mẹ được sống tốt hơn thì con sẽ bằng lòng làm chuyện đó. Hãy hứa với con rằng cha mẹ phải sống thật tốt đến trăm tuổi nhé! Cha mẹ đừng tìm và đừng lo lắng gì cho con cha mẹ nhé. Con xin lỗi. Đứa con hư!”– trước khi cùng bạn học cùng lớp tự tử trên sông Lam (huyện Thanh Chương, Nghệ An), em D. có để lại “lá thư tuyệt mệnh”.
Trong thư em D. viết: “Cha, mẹ à! Con yêu cha mẹ nhiều lắm. Con cảm ơn cha mẹ trong suốt thời gian qua đã nuôi lớn con thành người. Đã 14 năm trôi qua không biết là con đã khiến cha mẹ buồn vì con biết bao nhiêu lần nữa. Quá nhiều lần con không thể dấu được! Trong suốt 14 năm đó, con đã gây ra nhiều chuyện có lỗi với gia đình rồi.
Con biết công việc của con bây giờ là ăn và học. Chưa bao giờ cha mẹ ép buộc con làm việc gì nặng nhọc để giúp cho gia đình. Nhưng con đã sai. Có nhiều lần con đã lừa dối cha mẹ là đi học để đi chơi với đám bạn bè. Con biết, cha và mẹ đặt niềm tin vào con rất nhiều. Nhưng đứa con hư này đã không nhận ra sớm được tình yêu thương, sự chăm sóc tận tình đó của cha mẹ dành cho con.
Con xin lỗi, bây giờ con nhận ra thì đã muộn rồi. Chừng này tuổi rồi mà vẫn chưa làm được gì để giúp cha mẹ. Con xin lỗi, xin lỗi cha mẹ nhiều lắm. Cho nên, con sẽ ra đi để cha mẹ được bình yên và hạnh phúc…
Nếu có thể đánh đổi tính mạng của con cho cha mẹ được sống tốt hơn thì con sẽ bằng lòng làm chuyện đó. Hãy hứa với con rằng cha mẹ phải sống thật tốt đến trăm tuổi nhé! Cha mẹ đừng tìm và đừng lo lắng gì cho con cha mẹ nhé. Con xin lỗi. Đứa con hư!”.
- Tôi xin phép lấy đi 5 phút của bạn để đọc những dòng tâm sự của D và tôi có một mong muốn bạn hãy tự nguyện dành ra 2 phút để nói lên suy nghĩ của mình về tâm trạng của D lúc ấy.
- Chắc hẳn có bạn cảm thấy tiếc cho cuộc đời của D khi em ra đi tuổi còn quá trẻ, cũng có bạn trách móc, đổ lỗi cho D khi em quá dại dột chọn con đường tự tử là cách giải quyết đầu tiên… Đúng, mỗi người sẽ có những nhận định riêng của mình. Nhưng có ai nhận thấy rằng D là cô con gái rất yêu bố mẹ của mình không?, D không muốn bố mẹ khổ và suy nghĩ nhiều về mình, nên em đã tìm cách một mình ra đi để những người còn lại được hạnh phúc. Chỉ có điều cách mà em lựa chọn phải trả giá quá nhiều!
Tâm thư thứ hai
Lá thư tuyệt mệnh của nữ sinh Nguyễn Thị Thu Tr. (SN 2003, trú tại xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà) cũng được tìm thấy cùng chiếc xe đạp điện trên cầu Phủ 2 thuộc xã Thạch Lâm, Thạch Hà, Hà Tĩnh sau khi em gieo mình xuống sông tự tử
Tr sống cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Niềm vui, hạnh phúc, sự bình an trong tâm hồn dường như ở ngoài vòng tay với của em.
Bức thư với dòng tâm sự dài “Con là đứa vô tích sự chả làm được việc gì khiến mẹ hài lòng học hành thì chẳng ra sao cũng chả được nhanh nhẹn và hoạt bát như những bạn khác”. Bắt đầu là lời xin lỗi rồi đến những lời trách móc bản thân kém cỏi, vô tích sự và những tâm trạng cảm xúc đau khổ trong chính ngôi nhà của mình, cô gái tự xem mình là “Chiếc kim đồng hồ” chuyển động không ngừng theo một quỹ đạo nhất định. Đau buồn thay, khi em tự nhận thấy “Cái chết” là con đường giải thoát tốt nhất. Suy nghĩ của một cô gái sinh năm 2003 – chắc hẳn có nhiều người có cùng suy nghĩ này.
Điểm chung của 2 bức thư đầu tiên là các em bị trầm cảm quá lâu nhưng không được ai phát hiện.
Đọc thêm: Cấp báo! Bài viết chỉ giành cho những người sắp bị COVID 19 tấn công
Tâm thư thứ 3
Một người phụ nữ sau khi không chịu nổi những uẩn ức, bí bách trong cuộc sống hôn nhân đã nghĩ quẩn, bỏ mẹ cùng 2 đứa con nhỏ để tìm đến cái chết, giải quyết mọi chuyện rồi để lại lá thư tuyệt mệnh cho người thân.
Theo đó, nội dung trong bức thư tuyệt mệnh, người phụ nữ viết: “Con xin lỗi má. Con phải ra đi thôi, trong đầu con giờ đang trống rỗng. Con muốn đi về thế giới bên kia để không còn phải suy nghĩ thêm nữa. Nếu con không tự kết liễu đời con thì nó sẽ đánh con tới chết.
Con rất nhớ… Mẹ xin lỗi 2 con, hãy tha thứ cho mẹ. Mẹ đã tạo ra 2 con nhưng mẹ đã bỏ rơi 2 con. Tôi ra đi nhưng ở bên kia, tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho những gì anh…”.
- Có lẽ, những mâu thuẫn, những ẩn ức trong cuộc sống không thể giải quyết, những giận hờn cãi vã và cả những trận đòn roi do chồng bạo hành đã khiến người phụ nữ ấy nghĩ quẩn, bỏ lại 2 đứa con nhỏ để tìm đến cái chết với mong muốn có thể kết thúc mọi đau khổ.
- 3 bức thư với 3 dòng tâm sự, theo báo cáo của Viện Sức khỏe tâm thần, mỗi năm Việt Nam có hơn 40.000 người tự tử do trầm cảm. Nếu không sớm xem đây là một căn bệnh, một hiểm họa, có lẽ, những lá thư tuyệt mệnh sẽ còn nối dài. Tự hỏi nếu không có những bức thư “bí mật” này, liệu cái chết của họ có được giải mã chính xác, hay chỉ là những lời suy đoán đến từ nhiều phía mà không hiểu được góc khuất bên trong mỗi người. Và lo âu, trầm cảm không phải là lời nguyền có thời hạn vĩnh viễn. Chúng ta cần truyền đi các thông tin về dấu hiệu nhận biết, mức độ bệnh, các cảnh báo đến từng người sống xung quanh.
- Hãy lên tiếng. Hãy lắng nghe. Bởi, không ai hiện diện trên Trái Đất này đáng bị bỏ mặc, chịu đựng cô đơn và lạc loài.
Đánh giá can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.